DOITHUONG247 - CỔNG THÔNG TIN TRÒ CHƠI ĐỔI THƯỞNG

Thông báo Việc làm Hỏi đáp chuyên ngành

Tin trong nước

Hà Nội áp dụng quy định mới về cấp phép xây dựng từ ngày 4/7

05/07/2016 - 03:53 CH

Với Quyết định số 20/2016/QD-UBND về việc ban hành quy định chi tiết một số nội dung cấp phép xây dựng trên địa bàn thành phố, từ ngày 4/7, Hà Nội chính thức áp dụng những quy định mới về cấp phép xây dựng.
Quyết định này thay thế Quyết định số 59/2013/QD-UBND ngày 19/12/2013 của Ủy ban Nhân dân thành phố.

doithuong247

Theo Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội, nguyên tắc cấp phép xây dựng được dựa trên các yếu tố như: sự phù hợp của công trình với các quy định tại Luật Xây dựng 2014 được xác định trên cơ sở ý kiến của cơ quan chuyên môn về xây dựng và các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền tại các văn bản thẩm định, thẩm duyệt, chấp thuận, thỏa thuận.

Cơ quan cấp giấy phép xây dựng chỉ kiểm tra sự thống nhất về nội dung giữa các văn bản, tài liệu trong hồ sơ, không thẩm định tính hợp pháp của nội dung các văn bản, tài liệu đó.

Nguyên tắc cấp phép xây dựng cũng được dựa trên sự phù hợp của phương án thiết kế kiến trúc công trình với các điều kiện quy định tại Luật Xây dựng và Nghị định số 59/2015/NĐ-CP của Chính phủ được xác định trên cơ sở đối chiếu với các chỉ tiêu quy hoạch, kiến trúc của công trình đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt, bao gồm: mật độ xây dựng, số tầng, tổng chiều cao, tổng diện tích sàn xây dựng, khoảng lùi, công năng sử dụng.

Trường hợp thay đổi một trong các chỉ tiêu nêu trên thì chủ đầu tư có trách nhiệm báo cáo cơ quan có thẩm quyền phê duyệt quy hoạch để được chấp thuận trước khi làm thủ tục đề nghị cấp giấy phép xây dựng.

Trường hợp các căn cứ pháp lý về quy hoạch không quy định cụ thể về hình thức kiến trúc công trình hoặc điều chỉnh về phương án kiến trúc đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp thuận thì cơ quan cấp giấy phép xây dựng đối chiếu với hồ sơ thiết kế đã được cơ quan chuyên môn về xây dựng thẩm định (đối với công trình thuộc dự án) hoặc quy chuẩn về quy hoạch xây dựng (đối với nhà ở) và cảnh quan khu vực để giải quyết nhưng vẫn phải tuân thủ nguyên tắc quy định.

Theo quy định mới này, các công trình được Sở Xây dựng cấp giấy phép xây dựng gồm: công trình cấp I, cấp II; công trình tôn giáo thuộc thuộc dự án do các tổ chức tôn giáo làm chủ đầu tư; công trình đã được xếp hạng di tích lịch sử-văn hóa, công trình tượng đài, tranh hoành tráng; công trình thuộc dự án có vốn đầu tư nước ngoài (không bao gồm báo cáo kinh tế, kỹ thuật) thuộc đối tượng phải cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư theo quy định của Luật Đầu tư; công trình nằm trên địa bàn từ 2 quận, huyện, thị xã trở lên; công trình xây dựng (bao gồm cả biển quảng cáo tấm lớn gắn trên công trình hoặc độc lập) tiếp giáp với một trong các tuyến phố (thuộc địa bàn quận Ba Đình, Hoàn Kiếm, Đống Đa, Hai Bà Trưng).

Các công trình trong các khu công nghiệp, khu chế xuất thuộc thẩm quyền quản lý của Ban Quản lý các khu công nghiệp và chế xuất sẽ do Ban Quản lý các khu công nghiệp và chế xuất cấp giấy phép xây dựng.

Ủy ban Nhân dân cấp huyện cấp giấy phép xây dựng công trình nhà ở riêng lẻ trong đô thị (bao gồm cả nhà ở riêng lẻ kết hợp chức năng khách không phân biệt quy mô và nhà biệt thự), trung tâm cụm xã, khu bảo tồn, khu di tích lịch sử văn hóa được xếp hạng thuộc địa bàn quản lý.

Trong các trường hợp đặc biệt như trường hợp dự án gồm nhiều công trình có các cấp khác nhau thì thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng cho các công trình thuộc dự án được xác định theo công trình có cấp cao nhất.

Đối với các trường hợp đề nghị điều chỉnh giấy phép xây dựng hoặc cấp giấy phép xây dựng sửa chữa, cải tạo làm thay đổi quy mô công trình thì thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng được xác định theo quy mô công trình mới. Trường hợp có mâu thuẫn giữa các tiêu chí để xác định thẩm quyền cấp hoặc điều chỉnh giấy phép xây dựng thì Sở Xây dựng là cơ quan quyết định.

Về quy mô công trình được cấp giấy phép xây dựng có thời hạn, Hà Nội quy định đối với công trình, nhà ở riêng lẻ thuộc khu vực đã có quy hoạch phân khu xây dựng và phù hợp về mục đích sử dụng đất theo quy hoạch nhưng chưa có quy định cụ thể về quy mô xây dựng công trình thì được xem xét theo quy định chung của toàn tuyến phố (là quy mô các công trình chiếm tỷ lệ lớn nhất trên toàn tuyến phố đó).

Công trình, nhà ở riêng lẻ thuộc khu vực đã có quy hoạch phân khu xây dựng nhưng không phù hợp về mục đích sử dụng đất theo quy hoạch phân khu thì quy mô xây dựng công trình không quá 4 tầng (bao gồm cả tầng lửng, không xây dựng tầng hầm hoặc bán hầm), trên có thể có mái tum (chỉ xây dựng trên diện tích buồng thang bộ và cao không quá 2,4m); tổng chiều cao công trình không quá 15m...

Đáng chú ý, quy định mới này cũng quy rõ trách nhiệm của chủ đầu tư khi bàn giao mặt bằng xây dựng cho nhà thầu thi công xây dựng phải kèm theo bản vẽ định vị công trình do nhà thầu có đủ năng lực lập. Trong quá trình thi công xây dựng công trình, nếu chủ đầu tư điều chỉnh thiết kế nhưng không thuộc trường hợp phải điều chỉnh giấy phép xây dựng thì phải thông báo cho chính quyền sở tại, cơ quan quản lý trật tự xây dựng theo thẩm quyền.

Đồng thời, khi thực hiện giám sát, nghiệm thu và bàn giao đưa công trình vào sử dụng, chủ đầu tư và các nhà thầu phải đánh giá về nội dung thi công xây dựng công trình đúng theo giấy phép xây dựng.

Theo VietnamPlus

Thương hiệu vật liệu xây dựng