DOITHUONG247 - CỔNG THÔNG TIN TRÒ CHƠI ĐỔI THƯỞNG

Thông báo Việc làm Hỏi đáp chuyên ngành

Tin trong nước

Tận dụng nhiệt khí thải trong sản xuất xi măng: Quá nhiều thách thức

25/05/2011 - 02:23 CH

Ông Lê Văn Chung - Chủ tịch HĐTV TCty Công nghiệp Xi măng Việt Nam (VICEM) cho biết: “VICEM đang quyết liệt triển khai đề án tận dụng nhiệt khí thải lò nung để phát điện ở tất cả các đơn vị thành viên. Xi măng (XM) Hoàng Thạch sẽ là đơn vị thứ 2 sau Hà Tiên 2 triển khai đề án này. Tuy nhiên, vấn đề vốn đầu tư cũng là một trở ngại lớn…”. Vốn đầu tư là vấn đề mà hầu hết các nhà sản xuất XM đề cập đối với việc tận dụng nhiệt khí thải lò nung để phát điện mặc dù đều thừa nhận việc này là “không thể không làm”.

ảnh minh họa

Cái khó bó cái khôn


Mặc dù tận dụng nhiệt khí thải lò nung để phát điện được xem là con đường duy nhất ứng phó trong điều kiện đến năm 2015 ngành XM phải tự túc ít nhất 20% nhu cầu điện cho sản xuất, nhưng con số ít ỏi các nhà sản xuất XM có đủ điều kiện triển khai đề án này trong thời điểm hiện tại. Một điều dễ nhận thấy là thị trường XM Việt Nam đang trong tình trạng cung đã vượt cầu, giá bán XM của Việt Nam đang thuộc diện thấp nhất trong khu vực, xuất khẩu XM là một trong những giải pháp cho tình trạng dư thừa đang được các nhà sản xuất áp dụng… trong khi các dự án XM đa phần là vốn vay, hơn nữa còn là vay ngoại tệ. Quá nhiều áp lực để các nhà máy tính đến bài toán tận dụng nhiệt khí thải lò nung để phát điện.

Được biết, tháng 1/2011 Cty XM Holcim đã đầu tư một trạm điện tận dụng nhiệt khí thải lò nung có công suất 6,3MW với tổng mức đầu tư 28 triệu USD cho nhà máy XM Hòn Chông. Theo tính toán trạm điện này có thể sản xuất được khoảng 44 triệu KWh điện/năm, tương đương lượng điện năng mà nhà máy XM Hòn Chông tiêu thụ trong 88 ngày vận hành, tiết kiệm khoảng 9 nghìn tấn than hoặc 6.500 tấn dầu mỗi năm đồng thời cắt giảm được đến 25.300 tấn khí CO2 hàng năm. Với mức đầu tư tương đương khoảng 570 tỷ đồng thì đây quả là con số không nhỏ. Áp lực thị trường, trả nợ đầu tư, trượt giá ngoại tệ khiến các nhà đầu tư dù rất muốn nhưng cũng đành để kế hoạch lại phía sau.

Khó cũng phải đầu tư

Việc tận dụng nhiệt khí thải lò nung để phát điện không còn mới lạ đối với các quốc gia có ngành công nghiệp XM phát triển như Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Thái Lan. Công nghệ trên đã được ứng dụng từ rất lâu và có quy định bắt buộc nên đa số các nhà máy XM ở các nước này đều lắp hệ thống phát điện từ nhiệt khí thải. Ở Việt Nam, công nghệ này được VICEM tìm hiểu từ những năm 1997, sau đó tổ chức phát triển nguồn năng lượng mới (NEDO) của Nhật Bản đã tài trợ cho nhà máy XM Hà Tiên 2 một trạm phát điện nhiệt khí thải công suất 2,95KW. Sau này mãi đến năm 2011 thì XM Holcim, XM Công Thanh (công suất dự kiến khoảng 4MW), XM Hà Tiên (công suất dự kiến 6MW) cũng đã và đang có kế hoạch cho chương trình này.

Sản xuất XM gắn liền với tiêu thụ năng lượng than và điện, khi vận hành lò nung sẽ phát sinh một lượng khí thải và bụi khá lớn ở nhiệt độ cao (khoảng 3000C), chủ yếu tại tầng tháp sấy sơ bộ PH và ghi làm nguội clinker. Quá trình này vừa gây ô nhiễm môi trường, vừa lãng phí năng lượng. Vì thế, đầu tư hệ thống phát điện tận dụng nhiệt khí thải được xem là lợi ích kép đối với cả nhà sản xuất cũng như toàn xã hội. Theo tính toán, để sản xuất ra một tấn XM phải tiêu hao khoảng 80KWh điện, nếu tất cả các nhà máy XM lò quay hệ khô hiện có ở nước ta được trang bị hệ thống phát điện tận dụng nhiệt khí thải thì tổng công suất các trạm phát điện đạt khoảng 200MW, giảm được khoảng 20% lượng điện tiêu thụ từ lưới điện.

Theo tính toán thì suất đầu tư cho tận dụng nhiệt khí thải để phát điện ít nhất cao gấp 1,5 - 2 lần so với việc dùng điện từ lưới điện quốc gia. Đây cũng là lý do mà các nhà máy né tránh khi đề cập đến vấn đề này. Tuy nhiên, nhiều ý kiến tán đồng quan điểm của ông Trần Văn Huynh - Chủ tịch Hiệp hội Xi măng cho rằng: Không thể vì lý do đó mà né tránh việc đầu tư, bởi hệ thống này có thể giúp các dây chuyền sản xuất XM tiết kiệm 20 - 25% lượng điện tiêu thụ, chưa kể những hiệu ứng tích cực khác. Hơn nữa, thời gian hoàn vốn của hạng mục này chỉ khoảng 3 - 5 năm, trong khi hiệu quả kéo dài hàng chục năm. Như vậy, ngành XM cũng sẽ chủ động hơn cho SXKD.

Tự bơi để cứu chính mình

Dẫu biết rằng đầu tư một khoản tiền lớn lúc này là không dễ nhưng các nhà máy không thể không đầu tư. Nếu như có chế tài cụ thể cho vấn đề mà Bộ Xây dựng đã kiến nghị: Các nhà máy XM lò quay công suất từ 2.500 tấn clinker/ngày phải được lắp đặt hệ thống tận dụng nhiệt khí thải lò nung thì đề án này đương nhiên không bàn cãi bởi các DN không dễ gì ứng phó với tình trạng thiếu hụt điện năng. Đơn cử như XM Hà Tiên 2, sau 4 năm xây dựng và chạy thử có tải, đầu năm 2002 dự án này mới chính thức được đưa vào sử dụng. Đến năm 2009, nghĩa là qua 7 năm hoạt động, trạm phát điện nhiệt khí thải này cũng chỉ phát ra 105 triệu KWh, mặc dù hệ thống thiết bị của trạm phát điện được XM Hà Tiên 2 đánh giá là làm việc ổn định, không ảnh hưởng tới sản xuất XM. Hơn nữa, hệ thống phát điện này còn giúp giảm nhiệt độ đầu vào và đầu ra của máy nghiền nguyên liệu và lọc bụi điện, giúp cho máy nghiền nguyên liệu hoạt động ổn định từ đó gián tiếp nâng năng suất máy nghiền thêm khoảng 10-15 tấn/giờ, hiệu suất lọc bụi cũng được cải thiện. Điều này chứng minh một thực tế: lợi thấy rất rõ nhưng túi tiền chắc chắn rất “hao”.

Tín hiệu từ XM Holcim, XM Công Thanh và việc quyết liệt triển khai đề án tận dụng nhiệt khí thải lò nung để phát điện của VICEM đối với các đơn vị thành viên như: Hoàng Thạch, Bỉm Sơn, Bình Phước, Tam Ðiệp... cho thấy các ông chủ lớn trong ngành XM đang “tự bơi để cứu chính mình”.

TT_ Theo Baoxaydung

Ý kiến của bạn

Thương hiệu vật liệu xây dựng