DOITHUONG247 - CỔNG THÔNG TIN TRÒ CHƠI ĐỔI THƯỞNG

Thông báo Việc làm Hỏi đáp chuyên ngành

Tin trong nước

Thiếu điện không phải là do có nhiều dự án xi măng

25/11/2010 - 10:58 SA

Trước những ý kiến gần đây về tình trạng thiếu điện là do các dự án xi măng được xây dựng tràn lan, tiêu thụ lượng điện năng quá lớn, Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Trần Nam cho rằng, lỗi không thuộc về các dự án này.
Ông bình luận gì về ý kiến cho rằng, tình trạng thiếu điện một phần lớn là do các nhà máy xi măng tiêu thụ quá nhiều điện?

Ngay khi nhận được thông tin trên, chúng tôi đã kiểm tra, đồng thời đã đối chiếu với số liệu của Hiệp hội Xi măng Việt Nam về lượng tiêu hao điện năng của toàn ngành công nghiệp xi măng. Theo đó, suất tiêu thụ điện cho sản xuất 1 tấn xi măng là hơn 98 KWh. Với tổng sản lượng xi măng của cả nước khoảng 50 triệu tấn năm 2010, lượng điện năng tiêu thụ vào khoảng 4,9 tỷ KWh điện. Trong khi đó, theo số liệu dự báo của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), năm nay cả nước tiêu thụ 85 tỷ KWh điện. Như vậy, tỷ lệ tiêu hao điện của toàn ngành xi măng trong năm 2010 chỉ chiếm 5,7%.
Với một ngành công nghiệp mang ý nghĩa “quốc kế dân sinh” như xi măng thì tỷ lệ 5,7% không phải là quá cao.

Cũng có ý kiến cho rằng, năng lực quy hoạch công nghiệp xi măng và công tác dự báo tiêu thụ mặt hàng này trong nhiều năm qua không bám sát được thực tiễn, dẫn đến cung vượt xa cầu?

Theo Quy hoạch tổng thể phát triển ngành công nghiệp xi măng đến năm 2010 (được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt năm 1997), thì chỉ 5 năm – tức năm 2002, thị trường đã có những biểu hiện cho thấy dự báo đưa ra năm 1997 có phần khiêm tốn, dù năng suất sản lượng xi măng lúc ấy đã tăng vọt nhưng mức tiêu thụ tăng rất cao, nền kinh tế có dấu hiệu tăng trưởng rất tốt.

Đến năm 2005, do tiến trình công nghiệp hoá – hiện đại hoá cùng với nhiều yêu cầu mới nảy sinh, nhiều lĩnh vực mới xuất hiện đòi hỏi ngành xi măng phải tiếp tục nâng sản lượng (như phát triển hệ thống hạ tầng giao thông, xây dựng công trình thủy lợi, xây dựng dân dụng và công trình công nghiệp, các ngành vật liệu mới trong đó có vật liệu không nung..), Thủ tướng Chính phủ yêu cầu xây dựng Quy hoạch phát triển công nghiệp xi măng lần thứ hai.

Việc ngành xi măng phải liên tục điều chỉnh quy hoạch có phải là do sự yếu kém trong dự báo nhu cầu mặt hàng này?

Tôi xin khẳng định, trong suốt tiến trình kể trên, các số liệu dự báo cung – cầu là chính xác và khớp với diễn biến thị trường. Những giai đoạn đặt ra yêu cầu đột phá, tăng tốc để phục vụ tiến trình tăng trưởng kinh tế của đất nước đang theo chiều đi lên thì buộc phải điều chỉnh. Đó là sự vận động đúng quy luật phát triển một cách chủ động, quyết đoán, nên không thể gọi là yếu kém được.

Năm 2010, tức là sau chu kỳ 5 năm, đương nhiên chúng ta lại tiếp tục xây dựng Quy hoạch mới cho giai đoạn 2011 – 2020 và tầm nhìn 2030. Đó là việc mà ngành nào cũng phải thực hiện, chứ không riêng gì xi măng.

Thực tế, nguồn cung xi măng có dư thừa như dư luận đưa ra?

Tôi xin trả lời là xi măng chúng ta sản xuất đến đâu cơ bản tiêu thụ hết đến đó. Lượng xi măng tồn kho trên phạm vi cả nước hiện chỉ tương đương 10 ngày sản xuất. Lượng dự trữ 10% của các doanh nghiệp là để phục vụ việc luân chuyển cho thị trường miền Nam là chính.

Ngoài ra, cũng phải tính đến những vấn đề đặc thù của thị trường xi măng Việt Nam như mỏ nguyên liệu chủ yếu tập trung ở miền Bắc, nhưng lượng tiêu thụ ở miền Nam lại chiếm đến 50% sản lượng; chưa kể mùa tiêu thụ trên cả hai miền đều phân định rõ rệt, nên tính cả năm sẽ có lúc thừa, lúc thiếu. Rồi việc vận chuyển vào thị trường miền Nam không phải lúc nào cũng thuận lợi. Mặt khác, ngành xi măng cũng phải đảm bảo nguồn hàng cho công tác bình ổn giá cả thị trường.

Nguồn: baodautu


Ý kiến của bạn

Thương hiệu vật liệu xây dựng