DOITHUONG247 - CỔNG THÔNG TIN TRÒ CHƠI ĐỔI THƯỞNG

Thông báo Việc làm Hỏi đáp chuyên ngành

Tin tức

Bitexco cùng đối tác Nhật nâng đời Cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ

04/09/2013 - 10:34 SA

Công ty TNHH Tập đoàn Bitexco sẽ tham gia cùng Tổng công ty xây dựng đường cao tốc miền Trung Nhật Bản (Nexco Central) đầu tư Dự án BOT nâng cấp đường cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ.
Đây là một trong những nội dung của công văn số 8940/BGTVT - ĐTCT vừa được Bộ Giao thông Vận tải gửi Thủ tướng Chính phủ về công tác triển khai Dự án nâng cấp đường cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ.

Đường cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ sẽ được mở rộng thành 6 làn

Theo đó, để tăng tính khả thi Dự án và có thể tiếp nhận chuyển giao công nghệ thi công, bảo trì khai thác đường cao tốc từ Nhật bản cho Việt Nam, Nexco Central đã đề nghị Bộ Giao thông vận tải cho phép nhà đầu tư này được phối hợp đầu tư với Bitexco, trong đó Nexco Central là nhà đầu tư đứng đầu liên doanh.

Trước đó, vào tháng 2/2013, Bộ Giao thông vận tải đã báo cáo Thủ tướng Chính phủ xin chỉ định Nexco Central là nhà đầu tư duy nhất vào Dự án BOT nâng cấp 30 km đường Pháp Vân - Cầu Giẽ thành đường cao tốc 6 làn xe với chi phí lên tới 5.677 tỷ đồng.

Liên quan tới phương án đầu tư, Bộ Giao thông vận tải đề nghị Thủ tướng cho phép bộ được đàm phán với nhà đầu tư theo hướng: nhà đầu tư thực hiện toàn bộ chi phí đầu tư (bao gồm cả giải phóng mặt bằng) và được phân kỳ theo 2 giai đoạn. Trong đó, giai đoạn I phải hoàn thành trước năm 2015.

"Trong thời gian tới, tùy điều kiện cụ thể và nguồn lực thực tế, Bộ sẽ báo cáo Chính phủ xem xét hỗ trợ dự án một phần vốn ngân sách để có thể hoàn thành giai đoạn II trươc năm 2020", Thứ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Hồng Trường cho biết.

Được biết, theo đề xuất của đơn vị được giao nhiệm vụ chủ đầu tư - PMU Thăng Long, Dự án được phân kỳ thành 2 giai đoạn. Trong đó, giai đoạn I giữ nguyên hiện trạng, cải tạo toàn bộ trắc dọc, mặt đường theo tiêu chuẩn đường cao tốc 4 làn xe, vận tốc thiết kế 100 km/h. Mặt bằng giai đoạn I nằm hoàn toàn trong diện tích đã được giải phóng trước đây, trừ vị trí các trạm thu phí.

Do đoạn Pháp Vân - Cầu Giẽ dự kiến tiến hành thu phí để hoàn vốn đầu tư xây dựng cho nhà đầu tư BOT nên trên tuyến có 4 vị trí ra vào đường cao tốc là: đầu tuyến (Km204 +200), nút giao Thường Tín (Km192+873), nút giao Vạn Điểm (Km204 +200) và nút giao cuối tuyến (Km211 +256). Ước tính để xây dựng các trạm thu phí này, cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ phải thu hồi khoảng 31.100 m2 đất với giá trị khoảng 15,5 tỷ đồng tại quận Hoàng Mai và 2 huyện: Phú Xuyên, Thường Tín, Hà Nội.

Tổng mức đầu tư giai đoạn I là 1.593 tỷ đồng, trong đó riêng chi phí xây dựng là 1.185 tỷ đồng.

Giai đoạn II của Dự án sẽ tiến hành giải phóng mặt bằng, mở rộng đường cao tốc thành 6 làn xe cơ giới và xây dựng đường gom song hành hai bên với quy mô đường cấp VI đồng bằng. Dự kiến, Dự án cần phải thu hồi khoảng 1 triệu m2 đất, trong đó có 391 hộ dân sẽ phải tái định cư.

Tổng mức đầu tư giai đoạn II 4.085 tỷ đồng, trong đó chi phí xây dựng là 1.664 tỷ đồng, chi phí bồi thường giải phóng mặt bằng là 1.232 tỷ đồng.

Theo Baodautu.vn

Ý kiến của bạn

Thương hiệu vật liệu xây dựng