DOITHUONG247 - CỔNG THÔNG TIN TRÒ CHƠI ĐỔI THƯỞNG

Thông báo Việc làm Hỏi đáp chuyên ngành

Tin tức

Chưa cần tiền, chỉ cần chính sách BĐS đã ấm lên

21/06/2014 - 09:24 SA

Dù giải ngân gói 30.000 tỷ đồng rất ít nhưng thị trường đã chuyển động. Chưa dùng tới tiền, chỉ bằng chính sách đã làm thị trường bất động sản ấm lên.
Theo Bộ trưởng Trịnh Đình Dũng nửa đầu năm 2014, nhiều tín hiệu cho thấy thị trường bất động sản đang ấm lên, không phải “thủng đáy” như nhiều người nói.

Thị trường bất động sản từng bước phục hồi, điều đó khẳng định chính sách và giải pháp đưa ra để giải quyết khó khăn của thị trường bất động sản là hợp lý. Đã khắc phục lệch pha cung cầu, điều phối lại các sản phẩm bất động sản phù hợp với khả năng tiêu dùng”, Bộ trưởng Dũng nói.

Bộ trưởng Trịnh Đình Dũng thông tin, những sản phẩm bất động sản quy mô nhỏ, giá thấp đặc biệt sản phẩm nhà ở xã hội làm ra đến đâu hết đến đó, những sản phẩm cao cấp bước đầu đã được tiêu thụ trên thị trường.

Theo Bộ trưởng Trịnh Đình Dũng, trong khi nền kinh tế không có nhiều tiền, giải ngân của gói 30.000 tỷ phụ thuộc vào nguồn cung nhiều nhà hay không và khả năng chi trả của người dân.

Bộ trưởng Trịnh Đình Dũng khẳng định: "Đây là gói tín dụng gói tín dụng thương mại lãi suất thấp của ngân hàng không phải gói tín dụng ngân sách hỗ trợ".



Bộ trưởng Dũng cũng thừa nhận, gói 30.000 tỷ giải ngân rất ít tuy nhiên theo Bộ trưởng thị trường bất động sản vẫn chuyển động. "Như vậy chưa dùng đến tiền, chỉ bằng chính sách đã thay đổi cung cầu, khắc phục được những hạn chế, phù hợp với yêu cầu, đảm bảo cho thị trường lành mạnh hơn", Bộ trưởng Xây dựng Trịnh Đình Dũng nói.

Theo báo cáo của Bộ Xây dựng đưa ra trước đó, tính đến ngày 31/5/2014 đã có 5.355 khách hàng được ký hợp đồng tín dụng hỗ trợ nhà ở với tổng số tiền cam kết cho vay từ các ngân hàng đạt 4.265 tỷ đồng, chiếm 14,2% tổng số tiền cho vay hỗ trợ nhà ở.

Không cứu bất động sản bằng tiền

Gói 30.000 tỷ đồng bắt đầu thực hiện từ ngày 1/6/2013 với mục đích giúp những đối tượng thu nhập thấp, có khó khăn về nhà ở có điều kiện tiếp cận nguồn vốn ưu đãi cải thiện nhà ở, đồng thời có tác động lan tỏa tới thị trường bất động sản.

Ban đầu, gói tín dụng này có lãi suất 6%/năm, thời hạn vay tối đa 10 năm đối với khách hàng là cá nhân và năm năm đối với doanh nghiệp. Từ tháng 1/2014, lãi suất đã giảm xuống 5%/năm.

Trong suốt quá trình triển khai gói 30.000 tỷ, Bộ trưởng Bộ Xây dựng đã từng khẳng định "Không cứu bất động sản bằng tiền". Cụ thể, trong trả lời phỏng vấn Báo Đất Việt hồi đầu năm, Bộ trưởng Trịnh Đình Dũng cho biết, gói 30.000 tỷ đồng thực tế là chính sách cho người dân khó khăn về nhà ở được vay mua nhà hoặc thuê nhà.

"Đây là việc làm lâu dài không phải trực tiếp dùng gói 30.000 tỷ đồng để cứu bất động sản, Nhà nước không có tiền để cứu bất động sản mà chỉ có những giải pháp đồng bộ về chính sách để tháo gỡ, trong đó đặc biệt khắc phục sự lệch pha cung - cầu", Bộ trưởng Dũng nói.

Cũng theo Bộ trưởng Dũng, giải ngân nhanh, đúng đối tượng là tốt nhưng muốn giải ngân nhanh phải có nhiều nhà ở xã hội và nhiều doanh nghiệp tham gia nhà ở xã hội. "Giải ngân nhanh mà không đúng đối tượng có thể phát sinh tham nhũng, thất thoát, lợi dụng nên phải làm chặt nhưng không phải chặt là chậm", Bộ trưởng Trịnh Đình Dũng nói.

Trong khi đó vẫn có nhiều ý kiến của các chuyên gia, doanh nghiệp bất động sản nhìn vào kết quả giải ngân sau hơn 1 năm triển khai mới đạt 6,5% và cho rằng gói 30.000 tỷ đã thất bại.

Mới đây, chủ đầu tư một dự án nhà ở thương mại được TP HCM duyệt cho chuyển sang làm nhà ở xã hội đã làm đơn xin không tham gia chương trình, trả lại dự án để quay về làm nhà thương mại.

Theo Đất Việt

Ý kiến của bạn

Thương hiệu vật liệu xây dựng