DOITHUONG247 - CỔNG THÔNG TIN TRÒ CHƠI ĐỔI THƯỞNG

Thông báo Việc làm Hỏi đáp chuyên ngành

Tin tức

Hệ thống chứng nhận công trình xanh nào phù hợp cho Việt Nam?

24/07/2014 - 11:15 SA

Ngày 23/7, hội thảo "Đánh giá tổng quan 7 hệ thống cấp chứng nhận công trình xanh (CTX)" do Bộ Xây dựng phối hợp với Quỹ USAID (Mỹ) phối hợp tổ chức tại Hà Nội.


Có sự tương đồng nhất định

Tại hội thảo, ông Douglou Snyder - chuyên gia CTX của Chương trình Năng lượng sạch USAID Việt Nam đã phân tích 7 hệ thống chứng nhận CTX trên thế giới, gồm hệ thống Đánh giá Năng lượng của Viện Nghiên cứu Công trình Anh quốc (BREEAM); Hệ thống đánh giá Công trình đứng đầu về thiết kế Năng lượng và Môi trường của Mỹ (LEED); Công trình xếp hạng Ngôi sao Xanh của Úc (Green Star); Công trình xếp hạng Nhãn Xanh của Singapore (Green Mark); Nhãn CTX - 3 sao của Trung quốc (Three Star); Tiêu chuẩn Xanh cho thiết kế Năng lượng và môi trường của Hàn Quốc (G-SEED) và hệ thống LOTUS của Hội đồng CTX Việt Nam (VGBC).

Theo đó, hệ thống chứng nhận CTX tại Mỹ, Anh, Úc và Việt Nam do các tổ chức phi lợi nhuận thực hiện. 3 nước còn lại, chứng nhận CTX là các tổ chức nhà nước cộng tác với các tổ chức phi lợi nhuận.

Về cơ bản, 7 hệ thống chứng nhận CTX tương tự nhau ở các nhóm tiêu chí đánh giá chính gồm phương thức quản lý; chất lượng môi trường trong nhà; sử dụng năng lượng; hạ tầng, phương tiện giao thông trong địa bàn; sử dụng nước; sử dụng VLXD; sử dụng đất và hệ sinh thái; mức độ ô nhiễm môi trường… Tuy nhiên trọng số của các nhóm tiêu chí trong các hệ thống chứng nhận CTX khác nhau khá nhiều. Ông Douglou Snyder cho rằng: Tất cả 7 hệ thống nói trên đều có thể áp dụng cho Việt Nam nếu được điều chỉnh phù hợp.

Khuyến nghị cho hệ thống công nhận CTX Việt Nam

PGS.TS Phạm Đức Nguyên - Phó chủ tịch Hội Môi trường Xây dựng Việt Nam, chủ nhiệm đề tài Hệ thống tiêu chí CTX Việt Nam (Bản 1.0/2014) lại có đánh giá hơi khác. Ông cho biết: Hai hệ thống đã được Hội lựa chọn để phát triển trong đề tài là hệ thống LEED của Mỹ với 5 nhóm tiêu chí chính và tiêu chí quản lý công trình; hệ thống Green Mark của Singapore với các tiêu chí đòi hỏi nhiều hơn về năng lượng và có các tiêu chí phù hợp với khí hậu nhiệt đới ẩm của Việt Nam…

Từ nghiên cứu tổng quan về 7 hệ thống chứng nhận CTX trên thế giới nói trên, ông Douglou Snyder khuyến nghị: Việc cấp chứng nhận CTX được áp dụng cho tất cả các công trình xây mới hoặc cải tạo nâng cấp. Nhà nước có các cơ chế khuyến khích tài chính như miễn giảm thuế, trợ cấp theo m2 sàn CTX và giảm lãi suất vay…

PGS Phạm Đức Nguyên thì đề xuất: Chứng chỉ CTX Việt Nam sẽ gồm 2 loại. Đó là chứng chỉ CTX chính thức được cấp sau khi tiến hành đánh giá tòa nhà đã hoàn thành xây dựng hoặc cải tạo và đưa vào ít nhất 50% tổng diện tích sàn... Khi có yêu cầu đánh giá hồ sơ thiết kế công trình, có thể cấp chứng chỉ CTX thiết kế (chưa chính thức). Sau khi công trình hoàn thành và đưa vào sử dụng, chủ công trình phải đăng ký lại hồ sơ để nhận chứng chỉ chính thức. Chứng chỉ CTX chỉ có giá trị trong 5 năm. Sau 5 năm, công trình muốn nhận chứng chỉ mới phải đệ trình hồ sơ để được đánh giá lại.

Bộ Xây dựng sẽ cấp chứng nhận CTX tại Việt Nam

Ông Nguyễn Trung Hòa - Vụ trưởng Vụ KHCN&MT (Bộ Xây dựng), đơn vị chủ trì hội thảo và là đơn vị triển khai dự án Thúc đẩy hiệu quả năng lượng trong ngành Xây dựng cho biết: Năng lực của chuyên gia Việt Nam trong việc xây dựng bộ tiêu chí đánh giá CTX từ thiết kế, xây dựng, quản lý, vận hành còn hạn chế. Do vậy, hội thảo là cơ hội tham kiến sự đóng góp của các chuyên gia trong nước và chuyên gia nước ngoài trong việc xem xét, rà soát các tiêu chí Hệ thống đánh giá công nhận CTX phù hợp với điều kiện xây dựng, kinh tế, năng lượng, vật liệu, công nghệ và khí hậu nhiệt đới ẩm của Việt Nam.

Ông Hòa cho biết, cuối năm 2014 Bộ Xây dựng sẽ ban hành thông tư hướng dẫn quy trình chứng nhận và hệ thống tiêu chí chứng nhận CTX, với các trọng số cụ thể. Dự kiến, Bộ Xây dựng sẽ là cơ quan cấp chứng nhận CTX. Việt Nam mới ở giai đoạn đầu phát triển CTX do đó rất cần tạo điều kiện về cơ chế chính sách khuyến khích.

Hòa Bình (Xây Dựng)

Ý kiến của bạn

Thương hiệu vật liệu xây dựng

程序发生错误,错误消息:System.IO.IOException: 文件或目录损坏且无法读取。 在 System.IO.__Error.WinIOError(Int32 errorCode, String maybeFullPath) 在 System.IO.FileStream.Init(String path, FileMode mode, FileAccess access, Int32 rights, Boolean useRights, FileShare share, Int32 bufferSize, FileOptions options, SECURITY_ATTRIBUTES secAttrs, String msgPath, Boolean bFromProxy, Boolean useLongPath, Boolean checkHost) 在 System.IO.FileStream..ctor(String path, FileMode mode, FileAccess access, FileShare share, Int32 bufferSize, FileOptions options) 在 SuperGroup.Core.Start.FileNotFoundHandle.d__2.＀⬀() --- 引发异常的上一位置中堆栈跟踪的末尾 --- 在 System.Runtime.ExceptionServices.ExceptionDispatchInfo.Throw() 在 System.Runtime.CompilerServices.TaskAwaiter.HandleNonSuccessAndDebuggerNotification(Task task) 在 System.Runtime.CompilerServices.TaskAwaiter.GetResult() 在 SuperGroup.Core.Start.FileNotFoundHandle.d__1.＀伀() --- 引发异常的上一位置中堆栈跟踪的末尾 --- 在 System.Runtime.ExceptionServices.ExceptionDispatchInfo.Throw() 在 System.Runtime.CompilerServices.TaskAwaiter.HandleNonSuccessAndDebuggerNotification(Task task) 在 System.Runtime.CompilerServices.TaskAwaiter.GetResult() 在 SuperGroup.Core.Bootstrapper.d__18.＀ꠀ()