DOITHUONG247 - CỔNG THÔNG TIN TRÒ CHƠI ĐỔI THƯỞNG

Thông báo Việc làm Hỏi đáp chuyên ngành

Kinh doanh - Đầu tư

Thị trường xi măng Việt Nam: Có hay không “khủng hoảng thừa”?

10/03/2011 - 02:17 CH

Gần đây, có quan điểm lo ngại thị trường xi măng ở nước ta đã rơi vào tình trạng cung vượt quá cầu. Vậy sự thật vấn đề này như thế nào và bài toán cần giải đối với ngành xi măng hiện nay là gì?
Nhiều nhưng không ế

Theo số liệu của Vụ Vật liệu xây dựng (VLXD) (Bộ Xây dựng), hiện cả nước có 105 nhà máy xi măng, công suất của toàn ngành năm 2010 đạt 50,85 triệu tấn, tiêu thụ trong nước khoảng gần 49 triệu tấn. Theo dự báo, nhu cầu tiêu thụ xi măng năm 2011 khoảng 54,5 - 55 triệu tấn. Chính vì vậy, hiện nay, có quan điểm lo ngại thị trường xi măng Việt Nam đang rơi vào tình trạng cung vượt qua cầu do công tác dự báo yếu kém.

Tuy nhiên, theo Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Trần Nam, đây là cách hiểu chưa đúng. Để hiểu bản chất vấn đề, nhìn lại bức tranh tổng quan của ngành xi măng Việt Nam cho thấy, tính đến năm 2007, nguồn cung vẫn thấp hơn cầu gần 10 triệu tấn và số lượng nhập khẩu lên tới gần 9 triệu tấn. Vì vậy, năm 1997, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt “Quy hoạch tổng thể phát triển ngành công nghiệp xi măng đến 2010”. Sau đó, quy hoạch này đã phải điều chỉnh 4 lần từ năm 2002 đến nay do yêu cầu đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước. Đặc biệt, lần điều chỉnh quy hoạch năm 2005 do bản chất là thiếu xi măng phục vụ các ngành công nghiệp quốc kế dân sinh quan trọng chứ hoàn toàn không phải vì dư thừa xi măng. Chỉ đến giai đoạn 2009 đến nay, lượng xi măng sản xuất trong nước mới đáp ứng được nhu cầu trong nước và có được một phần bảo đảm xuất khẩu. “Nên biết, năm 2010 lượng xi măng xuất khẩu là hơn 1 triệu tấn nhưng vẫn phải nhập khẩu đến 2 triệu tấn. Điều đó khẳng định xi măng không dư thừa” - Thứ trưởng Nguyễn Trần Nam nhấn mạnh: “Thị trường xi măng Việt Nam có những đặc thù mỏ nguyên liệu chủ yếu ở miền Bắc nhưng lượng tiêu thụ ở miền Nam lại chiếm đến 50%. Mùa tiêu thụ trên cả hai miền khác nhau nên cả năm sẽ có lúc thừa lúc thiếu; lượng tồn kho trên cả nước hiện nay chỉ tương đương 10 ngày sản xuất. Xi măng không hề thừa mà luôn trong tình trạng sản xuất đến đâu tiêu thụ hết đến đó! Cái gọi là “thừa” khoảng 10% chính là để luân chuyển cho thị trường miền Nam”.

Nhiều cơ hội mới

Theo dự báo của Bộ Công Thương mới đây, năm 2011, do kinh tế thế giới dần hồi phục, nhu cầu tiêu thụ xi măng của cả nước trong năm 2011 ước đạt 56 triệu tấn, tăng 9% so với năm 2010. Trước đó, năm 2010, sản xuất và tiêu thụ xi măng đạt bình quân 4,2 triệu tấn/tháng, tăng khoảng 10% so với năm 2009. Xét trên năng lực tiêu thụ và khả năng cung ứng thì thị trường xi măng vẫn trong tầm kiểm soát. Không những thế, đã và đang có rất nhiều cơ hội mới cho việc phát triển ngành xi măng.

Bộ Xây dựng đã và đang tập trung đẩy mạnh kích cầu xi-măng bằng nhiều phương án: sử dụng xi-măng làm các công trình giao thông nông thôn, kênh mương nội đồng, đồng thời rà soát tình hình cung cầu gạch ốp lát và xuất nhập khẩu. Ðặc biệt, chương trình vật liệu không nung đã thu được nhiều kết quả khả quan.

Cùng với đó, giá xi măng trong nước đang thấp hơn 20% so với các nước trong khu vực tạo sự hấp dẫn cho xi măng xuất khẩu. Năm 2010, nhiều doanh nghiệp đã chủ động tìm kiếm thị trường xuất khẩu xi măng và đã xuất khẩu được khoảng 1,2 triệu tấn, tạo tiền đề và kinh nghiệm cho các năm tiếp theo. Riêng Xi măng Cẩm Phả đã xuất được lô hàng thứ hai sang thị trường Trung Ðông và châu Phi vào tháng 3/2009; Xi măng Vina-kan-sai (Ninh Bình) cũng đã xuất khẩu sang thị trường Singapore, Ấn Ðộ, đồng thời ký được hợp đồng xuất khẩu 1,2 triệu tấn clinker sang Băng-la-đét từ tháng 9/2010. Đầu năm 2011, Thăng Long (Quảng Ninh) cũng đã xuất khẩu lô hàng 50 nghìn tấn sang thị trường châu Phi; dự kiến trong năm nay Xi măng Thăng Long sẽ xuất khẩu khoảng 500 nghìn tấn xi măng sang thị trường các nước Singapore, Brunay, thị trường châu Phi, châu Mỹ và Trung Đông. Lào cũng là một thị trường tốt vì hiện nay 6 nhà máy sản xuất xi măng của Lào không thể đáp ứng đủ nhu cầu xi măng trong nước đang ngày càng gia tăng khoảng 20%/năm…

Đối với thị trường trong nước, chủ trương của Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Giao thông vận tải chủ trì, phối hợp với Bộ Xây dựng, Bộ Kế hoạch và Đầu tư nghiên cứu, đề xuất các giải pháp sử dụng xi măng làm đường giao thông vào năm 2009 có thể là một “cú hích” cực tốt cho thị trường xi măng. Sử dụng xi măng làm đường không những giảm nhập siêu (hàng năm phải nhập khẩu hàng trăm ngàn tấn nhựa đường với giá hiện tại là 500 - 600 USD/tấn) mà còn thúc đẩy công nghiệp xi măng trong nước phát triển. Có thể nhìn nhận nhiều kinh nghiệm tốt từ việc triển khai dự án “Đường tuần tra biên giới” do Bộ Quốc phòng thực hiện hiện nay. Theo Thiếu tướng Hoàng Kiền - Giám đốc Ban Quản lý dự án đường tuần tra biên giới: Số liệu của Tổng cục Đường bộ Việt Nam cho thấy hiện cả nước có 7.650,2km đường bê tông nhựa, 6.447km đường đá nhựa, gần 3.000km đường đá răm và đường cấp phối đất. Riêng đường bê tông xi măng mới dừng ở con số gần 1.100km quy ra đường cấp 4 (chiếm 6%) là quá ít trong khi nhu cầu thực tế rất lớn. Tuổi thọ đường bê tông xi măng cao gấp 5 - 7 lần đường nhựa và thích hợp với địa hình vùng dốc, mưa nhiều, hay có bão lũ. Tại dự án đường tuần tra biên giới, ban đầu dự kiến làm đường nhựa, sau đó Đại tướng Phùng Quang Thanh - Bộ trưởng Bộ Quốc phòng đã quyết định làm đường bê tông giúp cho chất lượng con đường tốt hơn, đồng thời giúp tiêu thụ nhiều xi măng nội địa. Các đoạn đường làm xong đưa vào sử dụng đều được đánh giá là tốt nhất từ trước tới nay. Theo Thiếu tướng Hoàng Kiền, các cơ quan chức năng cần tiếp tục triển khai nhanh chủ trương phát triển đường bê tông trong xây dựng các công trình giao thông hiện nay.

PT_Theo Baoxaydung

Thương hiệu vật liệu xây dựng

程序发生错误,错误消息:System.IO.IOException: 文件或目录损坏且无法读取。 在 System.IO.__Error.WinIOError(Int32 errorCode, String maybeFullPath) 在 System.IO.Directory.InternalCreateDirectory(String fullPath, String path, Object dirSecurityObj, Boolean checkHost) 在 System.IO.Directory.InternalCreateDirectoryHelper(String path, Boolean checkHost) 在 SuperGroup.Core.Start.FileNotFoundHandle.d__2.＀⬀() --- 引发异常的上一位置中堆栈跟踪的末尾 --- 在 System.Runtime.ExceptionServices.ExceptionDispatchInfo.Throw() 在 System.Runtime.CompilerServices.TaskAwaiter.HandleNonSuccessAndDebuggerNotification(Task task) 在 System.Runtime.CompilerServices.TaskAwaiter.GetResult() 在 SuperGroup.Core.Start.FileNotFoundHandle.d__1.＀伀() --- 引发异常的上一位置中堆栈跟踪的末尾 --- 在 System.Runtime.ExceptionServices.ExceptionDispatchInfo.Throw() 在 System.Runtime.CompilerServices.TaskAwaiter.HandleNonSuccessAndDebuggerNotification(Task task) 在 System.Runtime.CompilerServices.TaskAwaiter.GetResult() 在 SuperGroup.Core.Bootstrapper.d__18.＀ꠀ()