>> Chọn vật liệu chống nóng chuẩn cho nhà mát rượi ngày hè
>> Bí quyết hạ nhiệt cho nhà mái tônTheo các chuyên gia kiến trúc cho rằng, để tạo nên công trình đạt chuẩn kiến trúc xanh, kiến trúc sư phải thiết kế chuẩn từng chi tiết, không chỉ có bố cục, mà còn cả vật liệu. Thế nhưng, đối với nhà ở riêng lẻ, thì dùng vật liệu lại phụ thuộc hoàn toàn vào chủ nhà.
Thị trường vật liệu chống nóng hiện nay khá phong phú về chủng loại, giá cả và chất lượng, từ ngói lợp, đến
gạch chống nóng, tấm cách nhiệt, túi nước cách nhiệt, trần thạch cao… Tuy nhiên, với các nhà riêng lẻ, người dân thường không mấy quan tâm đến công đoạn chống nóng.
Loại vật liệu chống nóng phổ biến hiện nay là tôn mạ được dùng nhiều trong các công trình như chung cư, cao ốc, văn phòng. Ngoài vật liệu chống nóng cho phần mái, còn có loại vật liệu chống nóng cho cả phần trong của công trình. Với các tòa nhà hiện đại thường sử dụng tấm phim cách nhiệt dán lên bề mặt của kính để giảm bức xạ nhiệt.
Với những ngôi nhà có diện tích nhỏ, bao quanh bởi lớp
bê tông và nằm trong ngõ nhỏ, thì những ngày nắng nóng, nhiệt độ trong nhà có thể tăng lên từ 2 - 3 độ C. Ở những căn nhà này, các chuyên gia tư vấn nên sử dụng tấm ngăn cách nhiệt hoặc xốp bảo ôn. Đặc tính của loại vật liệu này là dễ sử dụng, thi công nhanh.
Nói đến vật liệu chống nóng, không thể thiếu sơn chống nóng. Nhiều nhà sản xuất lớn trước kia không mấy quan tâm đến mặt hàng này, nhưng đối với một đất nước mang đặc trưng khí hậu nhiệt đới ẩm, gió mùa như Việt Nam và xu hướng trái đất ngày càng nóng dần, thì đây là sản phẩm có tiềm năng phát triển. Hiện trên thị trường có các nhãn hàng như Insulkute, Hitex, Insumax, Kova, Intex, Kenee… với cam kết của nhà sản xuất là giúp giảm từ 40 - 70% lượng nhiệt. Chẳng hạn sơn Intex cam kết giảm nhiệt độ dưới bề mặt mái tôn từ 12 - 26 độ C, giảm nhiệt độ môi trường trong nhà xưởng trước và sau sơn khoảng 3 - 5 độ C...
VLXD.org (TH)