DOITHUONG247 - CỔNG THÔNG TIN TRÒ CHƠI ĐỔI THƯỞNG

Thông báo Việc làm Hỏi đáp chuyên ngành

Xi măng

Dự báo tình trạng nguồn cung xi măng tiếp tục dư thừa trong thời gian tới

27/11/2022 - 12:01 CH

Sự sụt giảm sản lượng xuất khẩu xi măng, clinker trong năm 2022 không phải là điều quá bất ngờ mà đã được các chuyên gia dự báo từ trước. Tiêu thụ xi măng tại thị trường trong nước chậm, xuất khẩu xi măng suy yếu dẫn đến tình trạng dư nguồn cung gây khó khăn cho các doanh nghiệp trong ngành Xi măng.
doithuong247

Việt Nam là quốc gia có năng lực sản xuất xi măng đứng thứ 3 Thế giới, chỉ sau Trung Quốc và Ấn Độ, với khả năng sản xuất khoảng 107 triệu tấn/năm. Nhờ ứng dụng công nghệ, điều chỉnh tỷ lệ phụ gia, có thể sản xuất thêm hơn 20 triệu tấn nữa, trong khi  nội địa 3 - 4 năm nay không những không tăng, mà còn có xu hướng giảm, chỉ khoảng trên dưới 60 triệu tấn/năm.

Chủ tịch Hiệp hội Xi măng Việt Nam (VNCA) Nguyễn Quang Cung thừa nhận, thách thức lớn của ngành hiện tại là tình trạng mất cân đối cung - cầu. Dư cung lớn và phụ thuộc vào xuất khẩu là thực tế của ngành Xi măng trong những năm gần đây.

Sau năm 2021 lập kỷ lục về  gần 46 triệu tấn, xuất khẩu những tháng gần đây đã sụt giảm mạnh do sự suy yếu của lĩnh vực  dân dụng tại Trung Quốc vốn chiếm 30 - 35% tổng tiêu thụ xi măng của quốc gia này. Đây là nguyên nhân chính khiến sản lượng clinker, xi măng xuất khẩu của Việt Nam suy giảm. 

Trong khi đó, thị trường lớn thứ hai là Philippines cũng bị ảnh hưởng bởi tình trạng vận tải biển khó khăn và giá cước cao, kèm theo thuế chống bán phá giá trên 10% được áp dụng với xi măng nhập khẩu từ Việt Nam.
 
doithuong247
 
Tình trạng dư cung và cạnh tranh gay gắt trong  được dự báo sẽ tiếp tục diễn ra trong năm 2023. Theo Công ty Cổ phần Chứng khoán VNDIRECT, ngành Xi măng Việt Nam đang ở trong tình trạng dư thừa nguồn cung khi công suất sản xuất vượt quá nhu cầu tại thị trường trong nước những vẫn đang thiếu các nhà máy sản xuất xi măng quy mô lớn.

Vừa qua, tại Thanh Hóa, dây chuyền 4 nhà máy Xi măng Long Sơn có công suất 2,5 triệu tấn xi măng/năm đã đi vào hoạt động, nâng quy mô công suất xi măng tại  địa phương này lên gần 30 triệu tấn/năm.

Lãnh đạo Công ty Xi măng Nghi Sơn (Thanh Hóa) nhìn nhận, với quy mô công suất lớn như hiện tại, thị trường nội địa có hạn, các doanh nghiệp xi măng vẫn phải tập trung khai thác thêm các thị trường xuất khẩu mới. Việc xuất khẩu cũng gặp nhiều khó khăn, khi chính sách ở mỗi nước khác nhau, nhiều thị trường áp dụng hàng rào kỹ thuật để hạn chế nhập khẩu.

Một vấn đề nữa mà ngành Xi măng phải đương đầu trong năm nay và năm 2023 là xuất khẩu khó hơn do các nước nhập khẩu xi măng, clinker tiếp tục thực hiện nhiều chính sách bảo hộ sản xuất xi măng trong nước, áp dụng các hàng rào kỹ thuật thương mại, giá cước vận chuyển cao...

Ngoài ra, theo Nghị định số 101/2021/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 122/2016/NĐ-CP và Nghị định số 57/2020/NĐ-CP, từ ngày 1/1/2023, sẽ điều chỉnh tăng thuế xuất khẩu đối với mặt hàng clinker từ 5% lên 10% nhằm hạn chế xuất khẩu sản phẩm dùng nhiều nguyên liệu, nhiên liệu và tài nguyên khoáng sản không tái tạo.

Khi thuế, chi phí tăng lên, giá xuất khẩu sẽ trở nên đắt đỏ hơn, các quốc gia nhập khẩu mặt hàng này sẽ càng phải cân nhắc nhiều hơn để lựa chọn nhập khẩu từ quốc gia nào có giá thành hợp lý nhất. Điều này dự báo kênh xuất khẩu trong những năm tiếp theo không có nhiều cơ hội tăng trưởng. Ngành Xi măng sẽ phải tiếp tục kỳ vọng vào những tín hiệu tích cực từ việc giải ngân mạnh mẽ của Chính phủ đối với nhiều dự án đầu tư công trong năm 2022 - 2023 sẽ bù đắp phần nào sự sụt giảm của thị trường xuất khẩu.

VLXD.org (TH)

Ý kiến của bạn

Thương hiệu vật liệu xây dựng