Trong 8 tháng năm 2021, ước tiêu thụ sản phẩm đạt khoảng 70,77 triệu tấn, tăng 4% so với cùng kỳ năm 2020. Trong đó, tiêu thụ tại thị trường nội địa đạt khoảng 43,54 triệu tấn, giảm khoảng 5% so với cùng kỳ năm 2020. Tỷ lệ tiêu thụ xi măng nội địa so với công suất chỉ đạt 62% (dự cung lớn). Tuy nhiên, sản lượng xuất khẩu xi măng, clinker đạt khoảng 28,73 triệu tấn, tăng 21,5% so với tháng 7/2021 và tăng 25,4% so với cùng kỳ năm 2020.
Riêng trong tháng 8/2021, tiêu thụ xi măng ước đạt khoảng 9,27 triệu tấn, giảm khoảng 5 % so với cùng kỳ. Trong đó, tiêu thụ trong nước khoảng 4,97 triệu tấn, giảm 23,4% so với tháng 5/2021. Ngược lại, lượng xi măng và clinker xuất khẩu khoảng 4,31 triệu tấn, tăng 21,5% so với tháng 7/2021.
Tình hình sản xuất, tiêu thụ và giá bán tại các nhà máy xi măng trong các quý năm 2020 - 2021
ĐVT: 1.000 đồng/tấn.
Đơn vị |
Chủng loại |
Sản xuất (tấn) |
Tiêu thụ (tấn) |
Quý 3/2020 |
Quý 4/2020 |
Quý 1/2021 |
Quý 2/2021 |
Quý 3/2021 |
Hoàng Thạch |
PCB30 bao |
290.000 |
280.000 |
1.295 |
1.295 |
1.298 |
1.380 |
1.325 |
Hải Phòng |
PCB30 bao |
120.000 |
110.000 |
1.405 |
1.405 |
1.406 |
1.489 |
1.505 |
Bút Sơn |
PCB30 bao |
230.000 |
200.000 |
1.370 |
1.370 |
1.372 |
1.454 |
1.470 |
Bỉm Sơn |
PCB30 bao |
365.000 |
320.000 |
1.300 |
1.300 |
1.302 |
1.384 |
1.400 |
Tam Điệp |
PCB40 bao |
100.000 |
70.000 |
1.170 |
1.170 |
1.173 |
1.255 |
1.270 |
Hoàng Mai |
PCB40 bao |
150.000 |
160.000 |
1.080 |
1.080 |
1.083 |
1.165 |
1.180 |
Hải Vân |
PCB40 bao |
65.000 |
60.000 |
1.325 |
1.325 |
1.327 |
1.409 |
1.425 |
Hà Tiên 1 |
PCB40 bao |
410.000 |
390.000 |
1.630 |
1.630 |
1.633 |
1.715 |
1.730 |
Nguyên nhân tiêu thụ xi măng tại thị trường nội địa giảm là do tác động của đại dịch Covid-19, trong bối cảnh các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện giãn cách xã hội, nhiều công trình xây dựng phải tạm dừng hoạt động. Bên cạnh đó, việc giá các nguyên liệu không ngừng leo thang trong thời gian qua cũng phần nào ảnh hưởng đến tiến độ các dự án.
Ngược lại, sản lượng và clinker tăng do tại nhiều thị trường xuất khẩu lớn như EU, Canada, Mỹ, Trung Quốc đã trở lại hoạt động bình thường, nhu cầu sử dụng sản phẩm xi măng tăng cao và giá xi măng tại các thị trường này cũng đang được điều chỉnh theo xu hướng tăng. Trung Quốc là thị trường tiêu thụ đến xấp xỉ 50% sản lượng xuất khẩu xi măng và clinker do Trung Quốc giới hạn và giảm dần các nhà máy xi măng (chủ yếu vì mục đích môi trường) thay vào đó tăng nhập khẩu từ các quốc gia khác, đặc biệt là Việt Nam. Việc đẩy mạnh xuất khẩu xi măng và clinker có thể giúp ngành xi măng tận dụng được năng lực sản xuất trong nước và nguồn dư thừa (Tồn kho trong nước trong 8 tháng còn khoảng 2,98 triệu tấn, chủ yếu là clinker, tương đương 10 - 15 ngày sản xuất). Tuy nhiên, đây không phải giải pháp lâu dài và bền vững vì quá trình sản xuất 2 mặt hàng trên chủ yếu dựa vào việc khai thác, sử dụng tài nguyên không tái tạo. Việc tăng xuất khẩu clinker còn làm cạn kiệt tài nguyên trong nước, gây ra nhiều tác động xấu đến môi trường trong quá trình khai thác. Mặt khác, sản xuất xi măng và clinker tại Việt Nam đang sử dụng điện với giá thấp.
Về giá bán xi măng trong quý 3/2021, do nguồn cung luôn đủ cho nhu cầu trong nước và xuất khẩu, nên giá xi măng cơ bản ổn định so với quý 2/2021. Dự báo giá bán xi măng trong quý 4/2021, dịch Covid-19 được kiểm soát trong tháng 9, các hoạt động xây dựng được triển khai tiếp tục trên cả nước, lượng cầu sẽ tăng trong quý 4/2021, giá xi măng ổn định trên cả 03 khu vực Bắc, Trung, Nam.
VLXD.org (TH/ Kinh tế XD)