DOITHUONG247 - CỔNG THÔNG TIN TRÒ CHƠI ĐỔI THƯỞNG

Thông báo Việc làm Hỏi đáp chuyên ngành

Xi măng

Xuất khẩu xi măng thiếu chiến lược lâu dài

04/06/2015 - 05:20 CH

Năm 2014, ngành xi măng đã đem lại nhiều con số bất ngờ trong xuất khẩu. Sang năm 2015, thị trường dự báo nhiều yếu tố khó khăn hơn.
>> Giải quyết bài toán giá thành, tăng cơ hội xuất khẩu xi măng
>> Xuất khẩu xi măng và clinker đối mặt “sóng lớn”


Số liệu từ TCHQ cho biết, năm 2014, tổng giá trị đạt 912,4 triệu USD. Đây là năm thứ 4 liên tiếp xuất khẩu xi măng vượt qua con số 21 triệu tấn, sau nhiều năm chúng ta phải nhập khẩu mặt hàng này.

Hiện nay, xuất khẩu xi măng của Việt Nam chiếm 27% sản lượng tiêu thụ toàn ngành. Cụ thể, chiếm 35,3% tổng giá trị xuất khẩu năm 2014 là thị trường Bangladesh, đây là thị trường nhập khẩu xi măng lớn nhất hiện nay của nước ta. Tổng kim ngạch xuất khẩu sang thị trường Bangladesh xấp xỉ 8,4 triệu tấn xi măng và clinker, giá trị xuất khẩu ước đạt 322,7 triệu USD.

Đứng thứ 2 là Indonesia, tổng sản lượng xuất khẩu sang này ước tính lên đến 2,6 triệu tấn xi măng và clinker, tương đương 123 triệu USD. Đứng vị trí tiếp theo là Malaysia và Philippines, Chile tổng giá trị xuất khẩu xi măng ước đạt lần lượt là 62 triệu USD, 44,2 triệu USD và 31,1 triệu USD.

Theo Hiệp hội Xi măng Việt Nam, trong vong 10 năm trở lại đây thì thị trường được đánh giá là ổn định lại thuộc nhóm các nước như Lào, Campuchia, Philippines, Singapore và Indonesia, có sản lượng dưới 5 triệu tấn/năm.

TS Nguyễn Thanh Lâm, Hiệp hội Xi măng Việt Nam cho biết, thực chất việc xuất khẩu xi măng của Việt Nam trong thời gian qua có mục đích điều tiết khủng hoảng thừa của thị trường trong nước chứ chưa phải là một chiến lược phát triển, thông qua xuất khẩu, để bền vững. Ở đây, lĩnh vực xuất khẩu xi măng lệ thuộc rất lớn vào mạng lưới phân phối và giá thành. Song ở hai lĩnh vực này, Việt Nam còn thiếu và yếu.

Hiện nay, xuất khẩu xi măng của Việt Nam hiện nay chủ yếu vào một số thị trường truyền thống, nên các doanh nghiệp bị đại lý trung gian ép giá. Khi giá thị trường tăng thêm 1 USD/tấn, doanh nghiệp xuất khẩu Việt chỉ lên giá 0,5 USD/tấn. Song khi thị trường giảm 2 USD/tấn, các doanh nghiệp giảm tới 4 USD/tấn. Xuất khẩu xi măng luôn ở chiếu dưới, một phần bởi chưa có chiến lược lâu dài, một phần bởi sự điều tiết của cơ quan quản lý chưa sát với thực tế.



của Việt Nam hiện nay đang cao hơn Trung Quốc, Hàn Quốc, Indonesia… Đặc biệt, đối với Trung Quốc, quốc gia riêng năm 2014 đã sản xuất ra 2,5 tỷ tấn xi măng chiếm 60% thị trường thế giới (khoảng 4,18 tỷ tấn), song giá xuất khẩu của Trung Quốc 10 năm trở lại đây ở khu vực phía Đông châu Á lại thấp nhất thế giới. Sự cạnh tranh về giá với một gã khổng lồ ngành công nghiệp xi măng khiến xuất khẩu Việt Nam tuy có thị trường nhưng về lâu dài dần dân sẽ bị lấn mất, nếu không có những đối sách thích hợp.

Điều cấp bách nhất hiện nay vẫn là giải quyết bài toán giá thành, yếu tố tiên quyết cho thị trường trong nước và xuất khẩu và cho cả thị trường nội địa. Trước hết, Việt Nam, muốn giảm giá thành phải xem xét lại việc ngành xi măng có tự đáp ứng nguồn điện để sản xuất như tái sử dụng năng lượng hay sử dụng chất đốt, giải quyết được những vấn đề này, ngành xi măng sẽ có thêm nhiều cơ hội.

Đến thời điểm này, thị trường xuất khẩu xi măng của Việt Nam đang gặp khá nhiều thách thức như nguồn cung tăng mạnh và cạnh tranh, nhu cầu nhập khẩu từ các đối tác bên ngoài chưa có dấu hiệu tăng trưởng trong năm 2015, đặc biệt cước vận chuyển từ Việt Nam tới thị trường nhập khẩu đang mất dần lợi thế.

Bên cạnh sự cạnh tranh về năng lực sản xuất, xuất khẩu của Việt Nam đang cao hơn Trung Quốc, Hàn Quốc, Indonesia… Thái Lan và Việt Nam giá đang tương đương nhau, còn Nhật Bản lại có khách hàng quen thuộc riêng. Như vậy có thể thấy, xung quanh chúng ta đều có đối thủ cạnh tranh mạnh mẽ về giá.

Dự báo năm 2015, sản lượng xuất khẩu của Trung Quốc, Thái Lan sẽ tăng lên, do vậy xuất khẩu xi măng của Việt Nam sẽ khó cạnh tranh hơn so với năm vừa qua.

Theo

Ý kiến của bạn

Thương hiệu vật liệu xây dựng