DOITHUONG247 - CỔNG THÔNG TIN TRÒ CHƠI ĐỔI THƯỞNG

Thông báo Việc làm Hỏi đáp chuyên ngành

VLXD hoàn thiện mặt sàn

Các loại vật liệu lát sàn nhà thông dụng

01/11/2014 - 05:29 CH

Bài viết này sẽ cung cấp một số thông tin cơ bản về một số loại vật liệu lát sàn đang được sử dụng phổ biến hiện nay, qua đó giúp bạn có quyết định đúng đắn khi chọn vật liệu lát sàn.
1. Gạch ceramic (gạch gốm)

Là loại vật liệu lát sàn phổ biến nhất hiện nay, được làm từ đất nung. Hiện có rất nhiều công ty sản xuất và kinh doanh gạch ceramic trong nước có chất lượng tốt như Đồng Tâm, Viglacera, Mỹ Đức, Thạch Bàn…

- Ưu điểm: Có rất nhiều lựa chọn về mẫu mã, màu sắc và kích cỡ.

- Nhược điểm: Không phải loại gạch ceramic nào cũng được phủ lớp chống thấm. Dễ vỡ và sứt mẻ nếu bị va đập, thi công cần có vữa xi măng lót và liên kết.



2. Gạch men màu: Cũng giống gạch ceramic, được phủ lớp men sứ bảo vệ và tạo hoa văn.

- Ưu điểm: Có rất nhiều lựa chọn về mẫu mã, màu sắc và kích cỡ. Bề mặt giống đá tự nhiên, cứng hơn gạch ceramic, bền và hầu như không cần bảo dưỡng.

- Nhược điểm: Trơn và gây cảm giác không thoải mái khi đi chân trần hoặc nằm lâu.

3. Gạch granite và đá nhân tạo: Được làm từ bột (hạt) đá, chất kết dính và tạo màu, sau đó được ép với cường độ cao và mài bóng.

- Ưu điểm: Cứng, độ chống mài mòn cao, không thấm nước. Bề mặt dễ tạo bóng (bóng gương hoặc bóng mờ), trông giống đá granite tự nhiên, dễ lau chùi. Giá thành hợp lý. Sử dụng thích hợp ở những sàn có nhiều người đi lại.

- Nhược điểm: Mẫu mã không đa dạng.



4. Đá tự nhiên: Vốn là đá granite, đá marble, đá slate… được xẻ thành tấm hoặc cắt thành các viên đã hoàn thiện bề mặt.

- Ưu điểm: Đẹp và sang trọng, hoặc tạo cảm giác gần gũi tự nhiên. Đá granite rất cứng, dễ tạo bóng mà không trơn, thường sử dụng ở những sàn có nhiều người đi lại.

- Nhược điểm: Vì là vật liệu tự nhiên nên kích thước và hoa văn phụ thuộc vào từng thời điểm và nguồn xuất xứ. Đá có độ dày lớn (khoảng 1,5 cm – 1,8 cm) và nặng. Thi công đòi hỏi thợ tay nghề cao và thường phải cắt ghép nhiều tại chỗ gây bụi bẩn và tiếng ồn.

5. Gỗ ván sàn công nghiệp (sàn Laminate): Tuy là vật liệu mới nhưng hiện nay lọai vật liệu này cũng rất phổ biến và quen thuộc trên thị trường.

Cấu tạo gỗ ván sàn công nghiệp

- Ưu điểm: Bề mặt rất giống gỗ tự nhiên, màu sắc và vân phong phú. Giá thành không cao và thi công rất nhanh, không cần đinh hay keo liên kết. Chống bám bẩn, trầy xước cao. Dễ dàng tháo dỡ và lặp đặt vào vị trí khác.

- Nhược điểm: Không chịu được nước, do đó không nên lát sàn nhà vệ sinh hoặc sàn tầng 1 hoặc những sàn thường xuyên bị dính nước. Lưu ý không dùng loại ván sàn công nghiệp rẻ tiền hoặc không rõ xuất xứ, những loại kém chất lượng này dễ cong vênh và bạc màu không đều.

6. Gỗ tự nhiên

Là loại vật liệu tự nhiên, truyền thống, luôn đứng ở vị trí hàng đầu về vật liệu lát nền. Trên thị trường phổ biến là sàn gỗ Giáng Hương, Căm Xe, Pơ mu, Teak, Birch, Kenji… với nhiều quy cách (kích thước của mỗi tấm ván sàn) và kiểu ghép khác nhau. Ván sàn gỗ tự nhiên thường có chiều dày 1,5m hoặc 1,8cm. Ván sàn có kích thước tấm càng lớn thì càng ít vết ghép và giá thành cùng càng cao.



- Ưu điểm:

    + Bền, đẹp, thân thiện và tạo cảm giác thoải mái cho người sử dụng (ấm áp vào mùa đông và mát vào mùa hè). Chưa bao giờ (cũng có thể sẽ không bao giờ) là vật liệu lỗi mốt. Sơn hoàn thiện bề mặt có loại bóng và bóng mờ, che đi vết xước của thớ gỗ nhưng vẫn nhìn thấy và cảm nhận được vẻ đẹp tự nhiên của các vân gỗ.

    + Sàn gỗ tự nhiên dễ lau chùi, không cứng như sàn gạch, đá. Ngày nay, sàn gỗ tự nhiên lắp ráp theo công nghệ hèm khoá, không cần xương gỗ và không dùng đinh, keo nên thời gian thi công cũng rất nhanh, khả năng tháo dỡ và lắp lại cũng dễ dàng như sàn gỗ công nghiệp.

- Nhược điểm: Tốn chi phí bảo dưỡng. Không đa dạng về màu sắc và vân gỗ. Hiện nay rất ít sàn gỗ tự nhiên có màu sáng (do gỗ màu sáng thường không cứng hoặc công nghệ làm trắng gỗ trong nước còn hạn chế), phổ biến là sàn gỗ màu nâu đỏ. Độ giãn nở của sàn gỗ tự nhiên lớn nên phải để khe co giãn ở góc phòng và che bằng phào chân tường. Đối với sàn rộng có thể phải tạo khe co giãn ở giữa sàn. Cát, bụi có thể tích tụ vào khe nối giữa các tấm ván sàn.

7. Thảm

Là loại vật liệu quen thuộc với nhiều người, có loại thảm cuộn lớn, thảm tấm và thảm ghép miếng. Thảm có thể trải trên nền bê tông phẳng, nền gạch hoặc trên bất kỳ nền phẳng nào khác.

- Ưu điểm: Là loại vật liệu nhẹ nên rất dễ thi công lắp đặt, thời gian thi công rất nhanh. Đa dạng về màu sắc, hoa văn và kích cỡ. Dễ thay đổi và giá thành thấp.

- Nhược điểm: Độ bền thấp. Chịu mài mòn và chống bám bẩn kém. Không sử dụng được khu vực có nước. Làm vệ sinh cần có máy móc chuyên dụng.

8. Gạch và ván sàn nhựa: Là loại vật liệu mới, được làm bằng tấm hợp chất Poly Vinyl Clorua, được lắp trực tiếp lên bề mặt nền xi măng (nền bê tông), sau đó được hàn lại với nhau.

- Ưu điểm: Sản phẩm có rất nhiều mẫu mã như giả đá, giả gỗ, giả kim loại, ghép mosaic, nhiều hoa văn và đa dạng về màu sắc. Dễ thi công và thời gian lắp đạt nhanh. Tính đàn hồi cao, không sứt mẻ và biến dạng khi đặt vật nặng. Có cảm giác êm chân khi sử dụng.

- Nhược điểm: Vì sản phẩm này làm hoa văn và màu sắc giả đá, gỗ… nhưng mềm nên không thể có các đặc tính ưu điểm như các vật liệu tự nhiên.

Mạnh Thân - VLXD.org

Ý kiến của bạn

Thương hiệu vật liệu xây dựng