>> Cách loại bỏ bong bóng trên tường
>> Nguyên nhân dẫn đến bong tróc sơn tường và cách xử lý
>> Cách xử lý gạch ốp tường bị bong tróc
Sơn tường bị phồng rộp là hiện tượng thường gặp trên tường ở các công trình nhà ở sau một thời gian chịu tác động bởi các yếu tố chủ quan và khách quan.
1. Nguyên nhân sơn tường bị phồng rộp
Độ ẩm trong không khí cao, mưa nhiều: Việt Nam thuộc khí hậu nhiệt đới ẩm nên chịu sự tác động của thời tiết, độ ẩm không khí cao, mưa nhiều khiến tường nhà bạn không thể tránh khỏi tình trạng phồng rộp sau một thời gian dài.
Độ ẩm tường cao: dẫn đến hơi nước từ trong tường tỏa ra, làm giãn màng sơn khiến lớp sơn tường bị phồng rộp, vữa ra, không còn độ dính vào tường. Ngoài ra, những vết nứt nhỏ trong tường hoặc mặt ngoài của tường nếu bị thấm nước sẽ tạo điều kiện đưa hơi nước vào trong tường khiến chất sơn bị rã ra, bong thành từng mảng phồng rộp và rơi ra ngoài.
Xử lý bề mặt chưa kỹ: trước khi sơn, thợ sơn không đánh ráp tường sạch bụi bẩn dẫn tới lớp các lớp sơn chồng chất, khi có mưa ẩm sẽ khiến các mảng tường tự động bong ra.
Không sử dụng bột bả và sơn lót hoặc sử dụng sơn kém chất lượng: bột bả và sơn lót có tác dụng ngăn kiềm (có trong vôi, xi măng), tăng cường khả năng chống thấm và tác động bên ngoài như vi khuẩn, rêu mốc…Khi lựa chọn các loại bột bả và sơn lót kém chất lượng sẽ gây tình trạng rộp sơn và nhiều vấn đề khác.
Kỹ thuật sơn không đạt chuẩn: là yếu tố gây ra bong tróc sơn nhà, khi tường chưa đạt độ ẩm chuẩn mà vẫn tiến hành sơn sẽ làm giảm độ bám của màng sơn lên tường dẫn đến sơn tường bị phồng rộp và tróc ra. Ngoài ra, việc không tuân thủ theo hướng dẫn của nhà sản xuất, pha sơn với tỉ lệ không đạt chuẩn cũng là nguyên nhân dẫn đến hiện tượng này.
2. Cách xử lý sơn tường bị phồng rộp
2.1. Trường hợp sơn mới bị rộp
Nếu thấy những mảng sơn tường có dấu hiệu phồng lên, phần rộp không nhiều thì bạn cần:
Tìm nguyên nhân gây ra hiện tượng sơn tường bị phồng rộp
Xử lý triệt để những phần tường bắt đầu có hiện tượng phồng rộp
Đợi tường phải thật sạch, khô và ổn định sau đó sơn lại bằng loại sơn có khả năng che phủ tốt
* Nếu nguyên nhân gây ra hiện tượng này là do độ ẩm cao thì nên lựa chọn các loại sơn chuyên dụng, cho phép thẩm thấu một lượng độ ẩm nhất định.
2.2. Trường hợp bị rộp nhiều, bong tróc từng mảng
Bước 1: Cạo sạch, loại bỏ hoàn toàn lớp sơn và phần sơn bả cũ
Bước 2: Làm sạch và nhẵn bề mặt tường bằng cách đánh giấy nhám và quét sạch bụi bẩn
Bước 3: Khắc phục các vết nứt, lỗ hổng trên bề mặt bằng bột trét (sơn bả)
Bước 4: Đợi tường khô hẳn, hơi nước thoát hết ra ngoài rồi tiến hành sơn lại các lớp cẩn thận theo đúng quy trình: dùng sơn bả – sơn lót – sơn phủ hoàn thiện
* Nên sử dụng loại sơn chất lượng, có tính chống thấm, chống kiềm cao, tính thở tốt, tính bám dính, liên kết chặt chẽ với nhau.
3. Biện pháp ngăn ngừa sơn tường bị phồng rộp
Trước khi tiến hành khắc phục sơn tường bị phồng rộp cần tuân thủ tuyệt đối yêu cầu về độ ẩm (độ ẩm phải > 16% nếu sử dụng máy đo Protimeter Mini BLD2000 hoặc để tường khô sau 3-4 tuần với điều kiện thời tiết bình thường)
Bề mặt tường bị phồng rộp cần được vệ sinh sạch sẽ, xử lý triệt để các khe/ vết nứt trước khi tiến hành sơn lại
Sử dụng các sản phẩm sơn chất lượng có tính thở tốt, độ bám dính cao.
VLXD.org (TH/ minhnguyenhouse)