DOITHUONG247 - CỔNG THÔNG TIN TRÒ CHƠI ĐỔI THƯỞNG

Thông báo Việc làm Hỏi đáp chuyên ngành

VLXD hoàn thiện tường, trần

Gạch ốp lát nhập khẩu chiếm lĩnh thị trường trong nước

20/08/2014 - 06:10 CH

Theo thống kê của Hiệp hội Gốm sứ Việt Nam, sản lượng trong nước hiện đã vượt 400 triệu m2/năm, trong khi nhu cầu chỉ hơn 350 triệu m2/năm. Cùng với một lượng lớn gạch các loại nhập khẩu chính ngạch, tiểu ngạch từ Trung Quốc, các doanh nghiệp trong nước nhiều năm qua vẫn đang trầy trật để tồn tại.
Chị Hoàng Thị Lê, Trưởng phòng vật tư một có tiếng với 2 tòa tháp căn hộ tọa lạc tại một quận phía Đông TP. Hà Nội cho biết, toàn bộ dùng cho dự án là hàng nhập khẩu từ Trung Quốc. “Để phục vụ việc cung cấp vật tư, thiết bị cho công trình , Công ty đã cử một đoàn cán bộ sang Trung Quốc tìm hiểu và đặt hàng trực tiếp rồi đưa về Việt Nam”.  

Giá cả chấp nhận được, nhưng quan trọng là chất lượng sản phẩm ổn định, bắt mắt, vận chuyển thuận tiện, phù hợp mục tiêu... là lý do doanh nghiệp này tìm đến với nguồn cung từ Trung Quốc.

Lựa chọn có xuất xứ nước ngoài đang diễn ra khá phổ biến trên thị trường xây dựng Việt Nam, đặc biệt là các dự án thương mại quy mô lớn. Còn với phân khúc thị trường dân sinh, số lượng khách hàng trung lưu chọn mua hàng nhập khẩu cũng không ít.


nhập ngoại đa dạng về mẫu mã, phong phú về chủng loại đang dần chiếm lĩnh thị phần trong nước.

Trên các tuyến phố kinh doanh tại Hà Nội như Cát Linh, Hoàng Quốc Việt, Thanh Nhàn, An Trạch…, không khó để thấy các chủ hàng trưng bày phần lớn hàng nhập khẩu. Thậm chí, phần lớn đại lý còn tư vấn cho khách hàng chọn hàng nhập vì mẫu mã, giá cả nào cũng có.

Bà Lý Tố Linh, Giám đốc Công ty TNHH MTV Vân Đạt (Tô Hiến Thành, TP.HCM), doanh nghiệp chuyên phân phối trực tiếp , sứ vệ sinh nhập khẩu từ Trung Quốc với thâm niên 6 năm cho biết, với ưu điểm về mẫu mã, sản lượng, gạch nhập khẩu đang được Công ty Vân Đạt thương mại hóa tốt và kế hoạch kinh doanh trong vài năm tới vẫn tập trung vào mảng phân phối.

Công ty Cổ phần (VIT), doanh nghiệp thành viên cho biết, có tới 60% là hàng nhập khẩu. Với cơ cấu  sản phẩm ở phân khúc trung và cao cấp, VIT đang chịu sự cạnh tranh trực tiếp với sản phẩm gạch ốp lát, đa số từ thị trường Trung Quốc, Thái Lan.

Trao đổi với phóng viên Báo Đầu tư, ông Quách Hữu Thuận, Giám đốc VIT thừa nhận, gạch nhập khẩu có xuất xứ từ Trung Quốc vẫn tràn vào thị trường trong nước. Tình trạng này chỉ tạm lắng trong vài tháng qua, nhưng thực tế, nguồn cung vẫn khá dồi dào, do nguồn hàng đã được đưa về từ trước. Ông Thuận cho biết, miếng bánh thị trường nội địa đã bị thu nhỏ với doanh nghiệp trong nước.

So với nhiều doanh nghiệp cùng lĩnh vực, VIT có nhiều lợi thế về thương hiệu Viglacera và sản phẩm gạch của VIT cũng vào được các dự án thương mại và các dự án có vốn nhà nước. Tuy vậy, sức ép về thị trường, cạnh tranh vẫn là một vấn đề lớn mà doanh nghiệp này xác định còn phải đối đầu dài dài.

Để nâng cao chất lượng sản phẩm, tiến gần hơn đến khách hàng nội địa, VIT đã phải đầu tư chiều sâu để tự chủ sản xuất các sản phẩm mới, như các mẫu gạch Linestone, Navona, Pulati kích thước lớn 60 cm x 60 cm, 80 cm x 80 cm với kiểu dáng, màu sắc sang trọng… để khách hàng trong nước tìm đến với hàng nội. Đó cũng là cách củng cố chỗ đứng của sản phẩm trên thị trường nội địa của một số doanh nghiệp lớn có tiềm lực mạnh như Prime, Đồng Tâm, Taicera…

Ông Đinh Quang Huy, Chủ tịch Hiệp hội Gốm sứ Việt Nam cho rằng, với sản lượng 6 tỷ m2 gạch ốp lát/năm, chiếm 2/3 sản lượng toàn thế giới, lại có biên giới liền kề, nên gạch Trung Quốc vào Việt Nam cả tiểu ngạch lẫn chính ngạch khá thuận lợi. Trong khi đó, để có được giá thành hợp lý, doanh nghiệp trong nước chỉ còn cách đầu tư các nhà máy có công nghệ tiên tiến, ít tiêu tốn nhiên liệu, công suất lớn.

Theo */Đầu tư

Ý kiến của bạn

Thương hiệu vật liệu xây dựng