DOITHUONG247 - CỔNG THÔNG TIN TRÒ CHƠI ĐỔI THƯỞNG

Thông báo Việc làm Hỏi đáp chuyên ngành

VLXD hoàn thiện tường, trần

Sôi động thị trường sơn Việt Nam

04/08/2015 - 04:55 CH

Tại Việt Nam đã có mặt khá đầu đủ các hãng sơn lớn trên thế giới với khoảng 600 doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh. Tổng sản lượng tiêu thụ mỗi năm khoảng 250 triệu lít, trong đó chiếm đa phần là sơn nước với 180 triệu lít. Trên thực tế, tiềm năng thị trường sơn Việt Nam còn rất lớn.
Hiện mức tiêu thụ chỉ ở 2,8 - 3 lít/người/năm, trong khi Mỹ là 20 - 22 lít, Tây Âu 15 - 16 lít, các quốc gia và vùng lãnh thổ khác như Nhật Bản, Đài Loan, Hồng Kông là 12 -13 lít. Đây cũng là lý do để các “ông lớn” ngành sơn không ngừng gia tăng quy mô để chiếm lĩnh thị phần.

Ông David Teng, Tổng giám đốc Công ty Sơn AkzoNobel Việt Nam cho biết, hiện các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đang có lợi thế về tài chính, thương hiệu và cả thị phần, nhưng nếu không duy trì sự tập trung, thì khó có thể duy trì được lợi thế. Vì vậy, các doanh nghiệp FDI vẫn không ngừng tăng tốc đầu tư. Đơn cử, năm 2013, AkzoNobel Việt Nam đã đầu tư thêm 13 triệu EUR cho nhà máy tại Bình Dương. Cũng trong năm này, Juton tiếp tục rót thêm 8 triệu USD đầu tư vào Việt Nam để mở rộng nhà máy, nâng mức đầu tư lên 16,1 triệu USD. Còn năm 2014, Nippon xây thêm nhà máy thứ 3 tại Vĩnh Phúc với tổng vốn đăng ký 14 triệu USD.


Tiềm năng thị trường sơn Việt Nam còn rất lớn. Ảnh inh họa.

Dù đầu tư mạnh mẽ, nhưng các doanh nghiệp thu được kết quả khác nhau. Nếu như Juton duy trì mức tăng trưởng bình quân 20%/năm, thì chiến lược “tấn công” vào thị trường công trình xây dựng lớn của nhà nước của Nippon không mấy khả quan.

Ông Jason Goh, Giám đốc Maketing Công ty Nippon chia sẻ, Công ty nỗ lực đưa ra nhiều chương trình quảng bá thương hiệu, các cuộc thi mang tính cộng đồng để tiếp cận khách hàng là các công trình lớn, nhưng vẫn chưa mang lại kết quả mong muốn.

Đánh giá về chính sách maketing của Nippon, một nhà thầu cho biết, việc quảng cáo của Nippon không rõ mục tiêu cụ thể là hướng tới các chủ đầu tư hay nhà thầu xây dựng.

Trong khi đó, các hãng sơn nội dù “lép vế” hơn về tài chính, nhưng cũng rất quyết liệt trong việc tranh giành thị phần. Đơn cử, Sơn Nero đã thành công trong việc tung dòng sản phẩm sơn chống thấm trang trí Nero Cement Paint, có chất lượng tương đương sản phẩm ngoại, nhưng giá bán thấp hơn từ 30 - 50%. Còn Alphanam cũng đã liên doanh với Sơn Kansai (Nhật Bản) để thành lập Công ty TNHH Sơn Kansai - Alphanam (năm 2012). Ông Nguyễn Tuấn Hải, Chủ tịch Alphanam cho biết, Alphanam có sẵn nhà máy, hệ thống phân phối tại 62 tỉnh thành, trong khi Kansai Paint là nhà sản xuất sơn lớn của Nhật, nên sẽ hỗ trợ công nghệ với các sản phẩm được nghiên cứu.

Trong khi các “ông lớn” có những bước đi chiến lược, thì các cơ sở sản xuất sơn nhỏ khác lại tìm cách đánh “du kích”. Trao đổi với PV về khả năng bị “đè bẹp” bởi các ông lớn, nhiều cơ sở sản xuất nhỏ cho biết, không có gì lo lắng, bởi các doanh nghiệp lớn hướng vào các công trình lớn, còn sản phẩm của họ hướng vào khách hàng đại trà…

Chủ một cơ sở sản xuất sơn thẳng thắn: “Sản phẩm của chúng tôi thương hiệu kém hơn, nên giá rẻ hơn, thậm chí chỉ bằng 1/3, còn chất lượng thì khách hàng có thể lấy thử để kiểm định”.

Một chủ thầu xây dựng cho biết, không cần phân biệt nội hay ngoại, chủ yếu dựa vào chất lượng và giá để quyết định sử dụng loại sơn gì cho hạng mục nào. Nhiều khi, trong 1 công trình dùng nhiều chủng loại khác nhau, từ cao cấp đến cả sơn cỏ. Không giống như sắt thép hay xi măng, cũng không giống như gạch, có thể nhận biết chất lượng sản phẩm dễ dàng thông qua thương hiệu, nguồn gốc xuất xứ, sản phẩm sơn dù không có thương hiệu, nhưng chưa hẳn chất lượng kém.

Theo Đầu tư BĐS

Ý kiến của bạn

Thương hiệu vật liệu xây dựng