DOITHUONG247 - CỔNG THÔNG TIN TRÒ CHƠI ĐỔI THƯỞNG

Thông báo Việc làm Hỏi đáp chuyên ngành

VLXD hoàn thiện tường, trần

Xử lý trần nhà dột thấm

19/01/2021 - 02:37 CH

Trần nhà bị dột thấm là hiện tượng có thể xảy ra ở hầu hết kiến trúc nhà ở dân dụng. Nhà tầng, nhà cấp 4 hay căn hộ chung cư sau một thời gian sử dụng đều có thể đối mặt với tình trạng dột thấm không mong muốn này. Nên làm gì khi trần nhà bị dột thấm?
Tại sao trần nhà bị dột thấm?

Trần nhà bị dột thấm có thể đến từ một trong những nguyên nhân dưới đây:

Đối với nhà tầng, nhà cấp 4, nhà phố có thể do:

- Nhiệt độ thời tiết: Với công trình nhà ở, số lượng trường hợp trần bị nứt, dột thấm do nhiệt độ chiếm tỉ lệ khá cao. Sự thay đổi nhiệt độ thường xuyên sẽ gây ra các vết nứt nghiêm trọng cho sàn mái bê tông. Những vết rạn nứt vào mùa mưa sẽ làm rò rỉ nước chảy xuống trần nhà, làm trần nhà bị tình trạng thấm nước. 

- Lỗi thi công hoặc sử dụng vật liệu kém chất lượng: Trong quá trình hoàn thiện, đội ngũ thi công đã không đảm bảo đúng về kỹ thuật, phương pháp và vật liệu. Có thể nền nhà không được dầm nén chặt nên khi công trình hoàn thiện vẫn bị chịu tác động sụt lún khiến cho trần nhà bị nứt và thấm dột. Hoặc công trình đã bỏ qua khâu chống thấm trần hoặc chống thấm không hiệu quả, không đúng tiêu chuẩn. Những lỗi khi thi công đã dẫn đến trần nhà nhanh chóng xuống cấp sau một thời gian ngắn sử dụng và bị thấm dột nghiêm trọng.

Đối với các căn hộ chung cư, tình trạng dột thấm có thể do:

- Thấm từ sàn nhà trên xuống: Đây cũng là lỗi một phần của thi công không đảm bảo của chung cư nên sau một thời gian sử dụng, có căn hộ đã xảy ra tình trạng dột thấm ở nhà vệ sinh hoặc sân thượng. Căn hộ trên bị thấm sẽ dẫn đến căn hộ tầng dưới cũng bị ảnh hưởng ẩm tường, mốc, bong tróc sơn. 

doithuong247
Ở các tòa nhà chung cư, việc lây lan trần ẩm, thấm tường giữa nhà tầng trên, tầng dưới, nhà bên cạnh là điều khó tránh khỏi.

Cách khắc phục tình trạng thấm dột của trần nhà

Nếu tường nhà cũ đã qua nhiều năm sử dụng bị thấm nước, gia chủ có thể dùng các loại sơn chống thấm tường nhà để xử lý và khắc phục tạm thời. 

- Bước 1: Để lớp sơn chống thấm mới phát huy được công dụng tối đa thì trước tiên, gia chủ cần cạo sạch lớp sơn cũ đang bị bong tróc, nấm mốc hoặc bụi bẩn bằng bàn chải cứng. Càng làm sạch và cẩn thận ở bước này thì việc xử lý càng được triệt để và hiệu quả hơn. 

- Bước 2: Sau đó dùng hóa chất tẩy rửa và diệt rêu mốc để rửa sạch khu vực bị thấm. Bước này giúp hạn chế vi khuẩn nấm mốc quay trở lại vào những ngày thời tiết ẩm. 

- Bước 3: Tiếp đến, gia chủ dùng hồ vữa để trám các lỗ hổng và vết nứt lớn, làm phẳng bề mặt bằng bột trét chuyên dùng. Lưu ý cần phải đảm bảo bề mặt trước khi sơn sạch sẽ, khô thoáng và độ ẩm tường không vượt quá 16%. Bạn có thể ước lượng độ ẩm của tường bằng phương pháp dùng tay. Nếu bàn tay khi đặt lên tường tạo cảm giác hơi ướt hoặc ẩm, lúc này độ ẩm vượt 25%. Chỉ khi bàn tay của bạn chạm vào tường vẫn khô, hơi mát, nhìn vào tường bằng mắt thường, bạn có thể thấy lớp màu tường (sau khi đã cạo sạch lớp sần sùi) hơi đục, có màu hơi váng trắng, lúc này độ ẩm tương đương hoặc thấp hơn 16%.

- Bước 4: Cuối cùng, sau khi hoàn thành xử lý phần bề mặt, lúc này gia chủ đã có thể tiến hành phủ một lớp sơn chống kiềm, chờ sơn tự khô rồi phủ 1 - 2 lớp sơn chống thấm lên trên.

Nếu trần nhà được xử lý kịp thời và cẩn thận thì vẻ đẹp ban đầu sẽ trở lại nên các gia chủ không nên quá lo lắng mà hãy bình tĩnh khắc phục từng bước một

Với tường nhà mới và tình trạng chưa nặng thì các bước xử lý có phần đơn giản hơn. Tuy nhiên bạn vẫn cần đảm bảo bề mặt tốt trước khi sơn chống thấm bằng cách dùng bột trét tường loại dành cho ngoài trời để phủ kín bề mặt. Sau đó làm phẳng và láng bề mặt tường, kế đến phủ lớp sơn lót rồi mới đến lớp sơn chống thấm. 

Tuy nhiên, nếu căn nhà đã bị thấm dột và xuống cấp nghiêm trọng, gây rêu mốc mảng bám bề mặt và nặng mùi, gia chủ nên tìm đến đơn vị thi công uy tín hoặc nhờ sự tư vấn của các KTS để có biện pháp khắc phục triệt để tình trạng ẩm mốc về lâu dài.

VLXD.org (TH)

Ý kiến của bạn

Thương hiệu vật liệu xây dựng