Lựa chọn rèm vảiĐộ bền: Theo thời gian, ánh sáng mặt trời chiếu quá lâu có thể làm hỏng tất cả các loại vải, lụa thậm chí nhiều chất liệu còn bị thối. Một số loại vải dễ bị thối mặt trời là chintzes, thổ cẩm, và vải cotton. Vì vậy, với những khu vực thường xuyên nhận được lượng ánh sáng nhiều và cường độ mạnh thì không nên sử dụng những loại vải này để đảm bảo độ bền cho rèm cửa và tiết kiệm tiền cho chính bạn.
Chủ đề: Nói chung, các loại vải
trang trí có nhiều chủ đề hơn so với các loại vải dùng để may quần áo.Vì mục đích trang trí nên một số các loại vải cần được giặt khô để không làm ảnh hưởng tới các họa tiết.
Cấu tạo: Vải trơn, dệt chéo, kiểu dệt satin, hay gấm hoa là những cái tên phổ biến cho các loại vải trang trí. Bông in là loại vải trơn hoặc vân dệt chéo. Ví dụ, kiểu dệt satin được sử dụng để tạo ra các đường sọc trong một số loại vải thô còn dệt vải gấm hoa là một màu đơn, dệt hoa văn.
Kích thước: Vải thường đi kèm theo hai chiều rộng cơ bản tùy theo kích thước cửa sổ. Nhớ kiểm tra nhãn vải để xác định chiều rộng của nó. Khi chọn mua rèm vải, kích thước là yêu tố không thể bỏ qua hoặc xác định hời hợt bởi nó là yếu tố quyết định đầu tiên của một tấm rèm đẹp hay không đẹp.
Rèm cửa dài, rộng, độ che phủ lớn: Vải có độ dài phù hợp sẽ đáp ứng được yêu cầu của bạn. Những tấm rèm dài từ trần nhà xuống sàn thường khá nặng nhung, nỉ, len pha trộn hoặc rèm vải bông dày có tác dụng ngăn chặn ánh sáng tự nhiện hiệu quả.
Rèm cửa dài, rộng nhưng khả năng che chắn không cao: Những loải rèm này được làm từ các chất liệu mỏng và nhẹ như là lụa, voan, vv. Tác dụng chính của chúng là để trang trí và chỉ ngăn ánh sáng chiếu vào trong phòng không quá nhiều.
Một căn phòng nhỏ nhưng hứng gió: Với một căn phòng nhỏ, mọi người thường lựa chọn rèm có màu sắc tươi sáng hoặc họa tiết nổi bật để ăn gian bớt không gian, khiến căn phòng trông rộng hơn. Để khắc phục nhược điểm hứng gió, nên chọn mua loại rèm dày và nặng.
Một căn phòng có trần thấp: Việc đầu tiên là phải chọn màu rèm cửa phù hợp với màu sơn tường và
nội thất. Thứ hai là việc treo thanh rèm phải lên gần trần nhà để gian lận chiều cao. Thứ ba là về họa tiết, những
thiết kế họa tiết sọc thường có tác dụng trong việc mở rộng
không gian cho nên đối với một căn phòng có trần thấp, học tiết sọc dọc thường được ưu tiên hàng đầu.
Phòng bếp chỉ có một cửa sổ nhỏ duy nhất: Để đảm bảo ánh sáng cho phòng bếp chỉ có một ô cửa sổ nhỏ, bạn nên chọn rèm vải mỏng, chống cháy, chống mốc và ẩm ướt nhưng màu sắc phải tươi sáng. Những khi nấu nướng, có thể mở rèm sang hai bên để đón ánh sáng và để mùi dầu mỡ bay ra ngoài.
Những sai lầm cần tránhKhông đo đạc chính xác kính thước: Bạn nên đo lường chi tiết và hiệu chỉnh lại kích thước tùy theo nhu cầu cũng như phong cách mà bạn muốn sử dụng. Điều đó là cần thiết để bạn có thể chọn được một chiếc rèm vừa vặn, đỡ tốn thời gian. Nếu không có kinh nghiệm, bạn có thể nhờ thợ may đến đo trực tiếp.
Treo rèm quá thấp: Không nên treo rèm thấp hơn thanh cửa phí trên, ít nhất nên ngang cửa hoặc nếu có điều kiện hãy treo rèm sát trần, vì cách treo rèm này vừa hiệu quả vừa mang lại cảm giác căn nhà được kéo dài.
Rèm quá ngắn: Mỗi kiểu rèm đều có quy định về kích thước vượt khổ so với kích thước cửa. Với kiểu rèm cổ điển, chân rèm thường sát sàn nhà. Vậy nên, ngoài kích thước cửa, hãy ghi nhớ chiều cao phòng và chiều cao bệ cửa để có thể chọn được kích thước phù hợp.
Không phủ hết chiều rộng hoặc quá căng: Rèm cửa nếu có chiều rộng tối đa chỉ bằng chiều rộng của cửa sổ thì sẽ tạo cảm giác bức bối khó chịu, tất nhiên nếu muốn bạn hãy chọn rèm cuốn theo chiều dọc nhưng loại rèm này sẽ không tạo được cảm giác mềm mại như sử dụng rèm vải kéo ngang.
Không tính đến kết cấu: Cần tính trước độ nặng cũng sự đồng bộ trong thiết kế của móc treo, rèm và thanh đỡ để chọn móc treo và thanh đỡ thích hợp.
Mạnh Thân - VLXD.org