Thay vì sử dụng
gỗ công nghiệp chuẩn E1, với lượng formaldehyde ở nồng độ an toàn 0,005% được khuyến cáo sử dụng trong sản xuất các sản phẩm nội thất dành cho trẻ em thì các nhà thầu nhỏ lẻ lại dùng ván công nghiệp không rõ nguồn gốc, xuất xứ, với lượng formaldehyde vượt mức cho phép.
Theo bác sĩ Thái Thị Thanh Thủy, Trưởng khoa tâm lý BV Nhi Đồng 2, chất formaldehyde trong gỗ công nghiệp kém chất lượng có khả năng kích thích mạnh, thậm chí khiến hệ miễn dịch lập tức phản ứng khi vừa tiếp xúc với hóa chất. "Nếu nuốt phải, formaldehyde có thể gây nguy hiểm đến tính mạng trẻ, khi hít thở mặc dù ở nồng độ thấp, hoặc tiếp xúc ngoài da trong thời gian dài cũng có thể tác hại đến đường hô hấp như bệnh suyễn, và làm tấy da, dẫn đến viêm da và ngứa. Nồng độ trên 100 ppm rất nguy hiểm đến tính mạng và sức khỏe", bác sĩ Thủy cho biết thêm. Ngoài ra, với những sản phẩm
gỗ tự nhiên không qua dây chuyền sản xuất hiện đại, trong quá trình sử dụng còn xuất hiện nấm mốc đỏ và nấm mốc xanh. Tiếp xúc với nấm mốc trong gỗ gây nên tình trạng dị ứng ở trẻ mà biểu hiện là nghẹt mũi, rát họng, ho hoặc thở khò khè, kích ứng ở mắt hoặc trong một số trường hợp sẽ gây nên tình trạng kích ứng ở da. Ở một số trẻ em bị bệnh phổi mãn tính hoặc suy giảm hệ miễn dịch việc tiếp xúc với nấm mốc trong gỗ hàng ngày sẽ có thể là nguyên nhân gây nên tình trạng nhiễm trùng phổi.
Phụ huynh cần lưu ý chọn lựa các sản phẩm từ những thương hiệu uy tín, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng Ngoài ra, để tiết kiệm chi phí, sơn chứa chì được sử dụng phổ biến với nồng độ chì cao. Tuy nhiên, điều này rất có hại với trẻ. Theo Phó giáo sư, tiến sĩ, nhà giáo nhân dân Nguyễn Võ Kỳ Anh, Viện trưởng Viện Nghiên cứu và Phát triển tiềm năng con người đối với trẻ em cho biết: “Mức hấp thụ chì cao gấp 3-4 lần người lớn. Trẻ em hay bị ngộ độc chì hơn là vì cơ thể trẻ chưa phát triển đầy đủ, nhất là hệ thần kinh. Hơn nữa, khả năng loại bỏ các chất độc trong cơ thể của trẻ em còn rất yếu. Phần lớn trẻ bị ngộ độc chì mãn tính thường có biểu hiện bệnh rất kín đáo, dễ bị bỏ sót khi chẩn đoán như biếng ăn, xanh xao, thiếu máu, suy dinh dưỡng, đau bụng đi ngoài, chậm phát triển trí tuệ, học kém. Bệnh thường chỉ có thể phát hiện thấy khi khám chuyên khoa kỹ lưỡng. Khi bị ngộ độc cấp, các bé có biểu hiện rõ về thần kinh như hôn mê, co giật, ngủ lịm từng lúc, liệt, rối loạn hành vi, ít chơi, mệt mỏi, khó chịu, vô cảm, mất phối hợp… 25-30% số trẻ có biểu hiện nặng trên thần kinh trung ương (hôn mê, co giật) sẽ để lại di chứng vĩnh viễn như chậm phát triển trí tuệ, co giật, mù, liệt. Hàm lượng chì an toàn ở trẻ em là 10mcg/dL và nồng độ lý tưởng là 0 mcg/dL”
Phụ huynh cũng nên lưu ý về kết cấu, quy cách của sản phẩm để đảm bảo an toàn cho trẻ trong quá trình sử dụng. Các chi tiết của sản phẩm phải được bo tròn, không góc cạnh, bề mặt nhẵn mịn tránh ghim dằm cho trẻ trong quá trình sử dụng. Do đó, để ra đời các sản phẩm chất lượng dành riêng cho trẻ em, cần có một dây chuyền sản xuất hiện đại, kiểm tra nghiêm ngặt từ khâu chọn nguyên vật liệu có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng đến kiểm định chất lượng. Công nghệ sơn không chì, không độc hại trải qua nhiều công đoạn giúp bảo vệ bề mặt bền màu, cứng cáp, hạn chế trầy xước khi di chuyển hay chà xát với các sản phẩm khác. Tất cả các quy trình này đều được giám sát chặt chẽ.
Vì sản phẩm nội thất là vật dụng trẻ em tiếp xúc mỗi ngày nên phụ huynh cần lưu ý chọn lựa các sản phẩm từ những thương hiệu uy tín trên thị trường có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, sơn không độc hại, kết cấu vững chắc để đảm bảo an toàn trong quá trình trẻ sử dụng. Đại diện thương hiệu nội thất trẻ em Nanakids chia sẻ: “Chúng tôi luôn đặt chất lượng sản phẩm là tiêu chí hàng đầu trong quá trình sản xuất, vì thế trước khi sản xuất đại trà và đến tay người tiêu dùng, các sản phẩm đều được trải qua quá trình kiểm tra nghiêm ngặt, đạt chứng nhận sản phẩm an toàn từ tổ chức kiểm định chất lượng SGS, đạt tiêu chuẩn xuất khẩu sang thị trường Mỹ”.
Theo VnExpress