DOITHUONG247 - CỔNG THÔNG TIN TRÒ CHƠI ĐỔI THƯỞNG

Thông báo Việc làm Hỏi đáp chuyên ngành

Bảo vệ người tiêu dùng

Có nên sử dụng trong xây dựng?

21/05/2011 - 10:31 SA

Việc các công trình xây dựng (CTXD) ở BĐSCL sử dụng cát lẫn tạp chất (LTC) đang thu hút sự quan tâm của cả trong và ngoài Ngành. Hàng loạt câu hỏi được đặt ra về vấn đề quản lý nhà nước đối với việc phê duyệt dự án cơ sở, sử dụng VLXD hợp chuẩn, độ an toàn của công trình… BĐS&VLXD xin trân trọng giới thiệu ý kiến của TS Bùi Trung Dung - Phó cục trưởng Cục Giám định Nhà nước về chất lượng công trình xây dựng, xung quanh vấn đề này.
Cát LTC không có lỗi

Nhiều ý kiến lo ngại về việc sử dụng cát LTC trong xây dựng công trình đã tỏ ra không có căn cứ. Có người còn đổ lỗi cho loại VLXD này một cách thiếu khách quan, mà không biết rằng trong cấu thành CTXD, cát LTC vẫn được sử dụng để xử lý nền móng công trình hoặc nếu lẫn nhiều hữu cơ, bùn sét quá có thể pha thêm liều lượng vôi, xi măng để đảm bảo cường độ dính bám của vữa. Văn bản quy định sử dụng VLXD cũng như các tiêu chuẩn, quy chuẩn liên quan đã khá rõ. Cụ thể, các nghị định như Nghị định 12/2009/NĐ-CP thay thế Nghị định 16/2005/NĐ-CP ngày 07/02/2005 và Nghị định 112/2006/NĐ-CP ngày 29/9/2006 của Chính phủ về quản lý chất lượng công trình, đầu tư xây dựng đều quy định trong 3 giai đoạn chuẩn bị đầu tư đều phải xem xét đến chất lượng vật liệu, trong đó có cát. Ngay từ giai đoạn lập dự án, thiết kế cơ sở đã yêu cầu phê duyệt VLXD, đặc biệt là khuyến khích sử dụng VLXD địa phương. Đến giai đoạn phê duyệt thiết kế kỹ thuật, cũng phải chỉ rõ tính chất vật liệu. Trong quá trình thi công, bên kỹ thuật xây dựng và tư vấn giám sát cũng phải quan tâm đến chất lượng cát để đảm bảo chất lượng công trình... Từ đó cho thấy cát LTC tự thân nó không có lỗi, sử dụng nó không có gì đáng lo ngại, quan trọng là dùng ở đâu, như thế nào mà thôi.

Nên khuyến khích sử dụng

Việc “hắt hủi” cát LTC như hiện nay là không đúng. Tôi đã từng đi kiểm tra nhà ở sinh viên ở các tỉnh An Giang, Long An, Đồng Tháp, Cần Thơ… và thấy rằng ở các công trình ấy, việc sử dụng cát LTC là nên làm bởi có sự quản lý chặt của Sở Xây dựng địa phương về mặt chất lượng công trình (CLCT) xây dựng. Ngoài ra, Bộ trưởng Bộ Xây dựng cũng đã chỉ đạo Cục Giám định Nhà nước về CLCT phối hợp với BQLDA rà soát thường xuyên, có chỉ thị nhắc nhở DN thi công xây lắp quan tâm đến CLCT. Việc sử dụng hay “tránh xa” loại cát này là tùy theo công trình, biện pháp thi công đi kèm cũng như quá trình xử lý cát trước khi sử dụng. Tại ĐBSCL, sử dụng loại cát này cơ bản có thể yên tâm nếu thi công biện pháp gia cố nền móng kèm theo như cọc, móng.


Xử lý cát. Ảnh: Phong Linh

Dùng thế nào cho đúng

Yêu cầu phát triển mạnh về xây dựng đô thị đang gây sức ép lên tài nguyên cát và nguy cơ cát bị cạn kiệt vì khai thác quá mức là hiển hiện. Cát ở ĐBSCL là cát vùng hạ lưu nên lượng bùn và chất hữu cơ, tạp chất cao hơn hẳn vì đón nhận lượng phù sa bồi lắng lớn. 70% khối lượng cát sử dụng trong công trình ĐBSCL đều sử dụng cát LTC. Việc sử dụng cát LTC nên được khuyến khích. Hiện một số địa phương tại miền Trung sử dụng rất tốt cát LTC cho CTXD. Nhìn ra thế giới, Hàn Quốc phải mua cát từ biển Bắc Triều Tiên để sử dụng cho các công trình xây dựng với công nghệ thau rửa, phân loại cát trước khi “lên bờ”… Trong bối cảnh cát có nguy cơ cạn kiệt, tại sao chúng ta không tận dụng nguồn tài nguyên bị “lãng quên” này. Cụ thể, ở ĐBSCL trước tiên cần phải thực hiện quy trình công nghệ sàng lọc, phân loại tạp chất từ cát để có được cát đạt chất lượng sử dụng cho các CTXD. Căn cứ vào quy hoạch khai thác VLXD ở địa phương, nên tổ chức cấp phép cho một vài DN khai thác cát và yêu cầu đăng ký chất lượng đầu ra sản phẩm, đăng ký hợp chuẩn hợp quy, để những người có nhu cầu sử dụng lựa chọn sử dụng.

Nói cát LTC không được sử dụng là không phải! Đừng đổ oan cho loại vật liệu này trong khi nó đang đóng góp cho sự phát triển kinh tế - xã hội, chỉ có điều chúng ta sẽ định hướng sử dụng nó như thế nào. Nếu đánh giá ở khía cạnh thị trường, thì cát LTC đang là hàng hóa có giá trị. Đôi khi khai thác cát này còn mang lại tác dụng rất tốt cho nền kinh tế - xã hội đó là nạo vét luồng lạch. Do vậy, xét trên quan điểm đó, cần phải được khuyến khích khai thác sử dụng loại cát này hợp lý.

Trong ngành Xây dựng không có thuật ngữ “cát bẩn” mà chỉ có thể gọi là cát LTC. Bản thân cát LTC đến độ nào thì vẫn có thể sử dụng theo từng mục đích khác nhau trong quá trình hình thành một công trường xây dựng. Hiện nay, mua cát LTC trên sông Hậu thuộc tỉnh An Giang giá cao hơn 20% so với năm trước với mức từ 70 - 90 nghìn đồng/m3, tùy vào đường vận chuyển xa hay gần

PT_Theo baoxaydung

Ý kiến của bạn

Thương hiệu vật liệu xây dựng