DOITHUONG247 - CỔNG THÔNG TIN TRÒ CHƠI ĐỔI THƯỞNG

Thông báo Việc làm Hỏi đáp chuyên ngành

Bảo vệ người tiêu dùng

Sử dụng đồ nhựa đúng cách để bảo vệ sức khỏe cả nhà

16/05/2016 - 05:44 CH

Trong sinh hoạt hàng ngày, chúng ta sử dụng rất nhiều các đồ vật bằng nhựa. Nhưng liệu bạn đã biết sử dụng đồ nhựa đúng cách để bảo vệ sức khỏe cả nhà chưa? Dưới đây là một số điều bạn cần lưu ý khi sử dụng đồ nhựa trong sinh hoạt hàng ngày.
Phân biệt rõ loại nhựa có chịu được nhiệt và không chịu được nhiệt

Hầu hết các chai đựng nước ngọt, sữa và một số thực phẩm lỏng thường làm bằng nhựa PE tỷ trọng cao, gọi tắt là HDPE và PVC, chuyên dùng cho thực phẩm. Tuy nhiên, quy trình sản xuất ra loại nhựa HDPE cũng sử dụng các hóa chất độc hại như hexane và benzen.

Các loại chai nhựa đựng nước tinh khiết của thương hiệu La Vie, Aquafina, Vital,... thì chủ yếu làm bằng nhựa PET(polyethyleneterephtalat). Loại nhựa này trong suốt, có độ bền cơ học tốt nên hầu như không bị nứt vỡ trong quá trình vận chuyển. Đây cũng là loại nhựa được sử dụng để đựng các loại dầu thực vật.

Tuy nhiên, loại nhựa này có thể rò rỉ antimôn và ôxít chì vào trong nước, rất độc hại, nhất là khi đựng nước nóng hay để trong môi trường có nhiệt độ cao. Các chai nhựa làm từ PET cũng được khuyến cáo không nên sử dụng lại vì khó làm sạch và có thể chứa nhiều loại vi khuẩn gây bệnh.

Những loại hộp nhựa hình trụ có nắp kín, ở trên có đề dòng chữ cho biết an toàn khi cho vào lò vi sóng có thể chịu được nhiệt độ cao. Vì vậy bạn có thể hoàn toàn yên tâm khi hộp nóng lên cùng thức ăn lúc cho vào lò vi sóng để quay.

doithuong247

Loại bình pha trà cá nhân hình trụ, có nắp vặn chặt bên trong và có bầu lọc chặn lá chè thường làm từ nhựa PC (polycacbonat). Đây là loại nhựa có độ bền cơ học rất cao và chịu nhiệt tốt hơn nhựa PET, vì thế có thể đổ nước sôi vào pha trà mà không lo bình biến dạng. Tuy nhiên, PC cũng chứa nhiều chất độc chloride, gây rò rỉ dioxin, loại chất cực độc gây ung thư.

Nhận biết nhựa tốt bằng cách... đốt

Căn cứ vào các chất liệu và các thông số ghi trên vỏ, bạn có thể nhận biết được phần nào sản phẩm nhựa gia đình dùng hàng ngày đi từ gốc nhựa nào. Tuy nhiên, nếu muốn chắc chắn, bạn có thể làm một thí nghiệm đơn giản là đốt.

Nhựa PP, PE, HDPE có cấu tạo hóa học gần như nhau, nếu có khối lượng phân tử thấp thì tương tự như parafin. Do vậy, khi châm lửa đốt mà không có mùi khét thì có thể khẳng định đó là PE, PP hay HDPE. Trong khi đó, nhựa ABS, nhựa PET cháy với ngọn lửa có mùi khét, khói đen.

Không dùng thùng nhựa đựng hóa chất để đựng thức ăn

Hầu hết bao bì chứa thực phẩm lỏng của các thương hiệu nổi tiếng đều an toàn vì được tuân thủ quy định pháp lý về chất lượng bao bì nhựa. Tuy nhiên, vấn đề đáng lo ngại lại nằm ở chỗ nhiều người thường tùy tiện dùng bao bì cũ, ví dụ như dùng thừng nhựa đã đựng sơn để muối dưa, cà. Đây là một thói quen rất nguy hiểm vì một số hóa chất có trong sơn đã thấm vào nhựa và có thể khuyếch tán ra môi trường nước, axit của dưa, cà, gây ảnh hưởng đến sức khỏe.

Vì vậy, bạn tuyệt đối không dùng các thùng nhựa đã đựng hóa chất để tái sử dụng đựng thức ăn, nước uống.

Đừng bơm nước lại những chai nhựa để tái sử dụng nhiều lần

Chắc hẳn ai trong chúng ta cũng từng có lúc dùng hết một chai nước khoáng rồi bơm nước trở lại để đựng nước uống trong một vài trường hợp. Tuy nhiên, ý tưởng có phần thân thiện môi trường này lại không hề tốt cho sức khỏe. Trên thực tế, tái sử dụng chai nhựa đem lại nhiều rủi ro, liên quan đến hóa chất độc hại cũng như vi khuẩn gây bệnh.
 
doithuong247

Các nhà khoa học đến từ Đại học Calgary, Canada đã thu thập 76 mẫu nước từ các chai nhựa đựng nước của học sinh tiểu học. Trong số này có nhiều chai dùng một lần nhưng được các em tái sử dụng nhiều lần. Và các nhà khoa học đã phát hiện gần 2/3 mẫu nước có nồng độ vi khuẩn vượt mức cho phép của nước uống. Nguyên nhân là những hao mòn vật lý trong quá trình sử dụng đã tạo ra vết nứt ở vỏ chai, và đây là chiếc tổ hoàn hảo cho vi khuẩn.​

Các chuyên gia cũng thử thu thập mẫu vi khuẩn trên cổ chai nhựa được sử dụng liên tục một tuần mà không rửa. Kết quả cho thấy quần thể vi khuẩn trong chai có thể khiến cả người trưởng thành bị ốm, tương đương ngộ độc thực phẩm. 

Theo Emdep
 

Ý kiến của bạn

Thương hiệu vật liệu xây dựng