DOITHUONG247 - CỔNG THÔNG TIN TRÒ CHƠI ĐỔI THƯỞNG

Thông báo Việc làm Hỏi đáp chuyên ngành

Chuyên đề vật liệu xây dựng

6 phương pháp chống thấm ngược ưu việt nhất

04/10/2022 - 04:57 CH

Chống thấm ngược (ngịch) là phương pháp thi công chống thấm ngược hướng với nguồn gây thấm (nguồn nước xâm nhập). Nguồn nước đâm từ phía nào tới thì ta chống thấm ngược lại phía đâm.
>> Giải pháp chống thấm ngược từ sàn lên tường
>> 4 cách chống thấm sân thượng hiệu quả
>> Không thể bỏ qua việc chống thấm khe tiếp giáp giữa hai nhà liền kề

Chúng ta cũng có thể giải thích một cách đơn giản như sau: “Khi nước ngấm từ mặt bên ngoài tường vào thì ta sẽ chống thấm ở bên trong tường thì gọi là chống thấm ngược. Hoặc khi nước ngấm từ trong bể ra, ta sẽ chống thấm ở ngoài bể cũng gọi là chống thấm ngược”
 
doithuong247

1 - Chống thấm ngược bằng hóa chất sika

Sika chống thấm là loại hoá chất có tính kết dính cao, không thấm nước. Vì thế, Sika thường được sử dụng để thi công chống thấm hoặc làm chất phụ gia để lớp vữa có độ kết dính và chống thấm nước tốt hơn. Dưới đây là hướng dẫn cụ thể cách chống thấm ngược bằng Sika:

Bước 1: Chuẩn bị vật liệu chống thấm, máy móc dụng cụ

Vật liệu thi công: sika latex

Máy móc hỗ trợ: khoan, đục, máy phun hóa chất,…

Dụng cụ: bay trát vữa, chổi, bàn chải sắt,…

Nhân sự chất lượng, đầy đủ

Bước 2: Chuẩn bị bề mặt thi công

Băm đục bê tông, loại bỏ lớp vỏ cũ bên ngoài

Xử lý các khe nứt sạch sẽ, đến phần lõi của bê tông

Dọn vệ sinh sạch sẽ, thu dọn hết chướng ngại vật cản trở hoạt động chống thấm ngược triệt để

Bước 3: Tiến hành chống thấm ngược bằng sika

Cố định bảo vệ cổ ống thoát xuyên sàn bằng vữa đổ bù không co ngót

Quét lớp lót chống thấm lên trên bề mặt, đợi khô trong vòng 2 – 3h

Quét lớp hóa chất sika chống thấm lên, trung bình 2 – 3 lớp, thời gian đợi giữa các lớp 3 – 4 tiếng tùy tốc độ khô của vật liệu

Bước 4: Ngâm thử nước, gia cố, lát hoàn thiện, bàn giao công trình cho khách hàng.

2 - Chống thấm ngược bằng màng khò Bitum

Bitum là loại chất tồn tại ở dạng lỏng, rắn hoặc nhớt, rất nhiều người trong chúng ta thường nghĩ bitum là hắc ín (nhựa đường). Nhưng thực chất, hắc ín (nhựa đường) chỉ là biến thể của bitum. Đặc tính của bitum là có khả năng kết dính cao và gần như không thấm nước.

Vì thế, bitum thường được dùng để xử lý chống thấm ngược bằng phương pháp khò nóng. Sau đây là cách tiến hành:

Tương tự như khi chống thấm ngược bằng sika, chống thấm ngược bằng màng khò bitum cũng cần chuẩn bị:

Vật liệu thi công: Máy khò, màng bitum, máy thổi – máy hút bụi để làm vệ sinh, bay trát vữa, búa – đục, máy hút bụi, chổi – cọ,…

Vệ sinh, chuẩn bị bề mặt thi công: Làm sạch lớp vữa – xi măng bám trên bề mặt bằng búa, đục. Nếu bề mặt thi công có vết nứt hoặc lỗ rỗ,..cần đục bỏ và mài bề mặt cần thi công thật bằng phẳng. Làm sạch bề mặt thi công, loại bỏ tạp chất, bụi bẩn bằng máy hút bụi hoặc chổi – cọ để việc thi công được hiệu quả.

Phương pháp thi công

Bước 1: Dùng chổi sơn để quét lớp màng lót chống thấm dạng lỏng lên bề mặt cần chống thấm ngược

Bước 2: Sau khi lớp màng lót khô, tiến hành trải các tấm màng bitum lên bề mặt và chuẩn bị đèn khò để thổi lên các tấm màng. Hãy đảm bảo bề mặt khò được úp xuống dưới.

Bước 3: Làm nóng đèn khò và tiến hành khò. Lúc này bề mặt màng bitum sẽ bị tan chảy, lớp nhầy được bám dính chặt và bề mặt đã được quét lớp màng lót. Trong quá trình khó, cần phân bổ nhiệt đều, dùng con lăn hoặc chân ép để giúp lớp màng khò được thẳng đều, tránh tình trạng nhốt bọt khí.

Lưu ý: Nếu bề mặt cần chống thấm có độ nghiêng, cần tiến hành khò bitum từ thấp lên cao. Nếu sau khi khò chống thấm thấy xuất hiện bong bóng cần chọc thủng để khí thoát lên và tiến hành dán đè tấm màng bitum khác với biên độ chồng mí là 50mm.

Bước 4: Sau khi lớp màng chống thấm khô, tiến hành thử nước trong vòng 24 giờ và nghiệm thu.
Sử dụng keo chống thấm ngược

Sử dụng keo chống thấm ngược ở những hạng mục : vết nứt tường, trần nhà, khe tường giữa 2 nhà, cổ ống.

3 - Dùng bột trét chống thấm ngược

Bột trét tường ( mastic) là một loại vật liệu được sử dụng trong xây dựng giúp bề mặt nhẵn mịn, tăng tính thẩm mỹ và độ bám dính kết của các màng sơn khi hoàn thiện

Mastic (matít)  có 2 dạng là sệt và trắng, được phân phối nhiều tại các cửa hàng sơn nước. Với công dụng làm phẳng mặt tường trước khi sơn với mục đích làm bề mặt tường đẹp và phẳng. Các thành phần cơ bản của bột trét tường mastic bao gồm: Chất kết dính + Chất độn + Phụ gia.

Để thực hiện :

Bước 1: trộn mastic với nước theo tỉ lệ hướng dẫn ngoài bao bì.

Bước 2 : Sử dụng bàn doa, thực hiện trét tường cho bề mặt phẳng.

Bước 3 : sau khoảng 2h, bột khô là có thể nghiệm thu.

4 - Chống thấm ngược bằng intoc

Các sản phẩm INTOC khi sử dụng trộn với xi măng tươi tại công trình (không phải xi măng trộn sẵn thường là gốc Polime) nên tương thích và bền theo kết cấu bê tông. Bí quyết của INTOC là lớp hồ dầu chống thấm INTOC-04N (hoặc INTOC-04) có tính năng kháng nước đặc biệt, dễ dàng ngăn nước thấm.

Tại các vị trí nước rò rỉ hoặc chảy thành dòng được trám bít bằng INTOC-DN cùng xi măng tươi, để giảm lực nước thấm vào trước khi thi công hồ dầu chống thấm theo qui trình. Thí nghiệm cho thấy hồ dầu chống thấm INTOC đạt độ chống thấm cấp B10, B12 theo TCVN 3116: 1993, tương đương mực nước sâu đến 100, 120 mét.

- Sử dụng INTOC-04 (hoặc INTOC-04N), INTOC-DN

Thi công chống thấm sau khi đổ bê tông ít nhất 10 ngày trở lên.

 Thi công chống thấm.

- Tô một lớp mỏng hồ dầu chống thấm INTOC-04 lên bề mặt bê tông rồi dùng cọ quét sao cho lấp đầy các khe cắt nghiên. Ngay sau đó tô phủ lớp hồ dầu chống thấm INTOC-04 dày khoảng 4mm lên trên bề mặt bêtông vách hầm.

- Khi lớp hồ dầu chống thấm INTOC-04 vừa ráo mặt, phủ nhẹ nhàng lớp vữa bảo vệ dày khoảng 10mm lên trên lớp .   

- Khi lớp vữa bảo vệ vừa ráo mặt, nên nhẹ nhàng tạo nhám bề mặt vữa để tạo kết nối tốt cho công tác tiếp theo.

Ghi chú: Đối với các hạng mục vách hầm bị rò rỉ nước nhiều, trên diện rộng… thì chống thấm 02 lớp hồ dầu chống thấm INTOC-04 + vữa bảo vệ cách nhau khoảng 48 giờ.

- Có thể chống thấm mặt ngoài vách tầng hầm (hổ trợ) – nếu có điều kiện, nhưng cần thiết phải chống thấm từ mặt trong.

Trong vòng 5-7 ngày phải cán lớp hoàn thiện lên bên trên, nếu cần có thể cán sau 24h. (Sau 24h đến lúc cán hoàn thiện phải bảo dưỡng bằng nước liên tục 2 lần/ ngày, lúc sáng và chiều tối).    

Định mức:  1kg INTOC-04 / khoảng 2 m2 .

5 - Dùng phụ gia chống thấm ngược

Bước 1 : Lắc thật kỹ càng, trộn đều 2 thành phần A & B trong 5 phút bằng máy khuấy tay (600v/p) theo tỉ lệ sau: 01kg Chống thấm ngược + 2.6kg bột trộn sẵn vừa đủ dẻo sệt

Bước 2 : Tạo nhám thật kỹ và vệ sinh bề mặt.

Bước 3: Phun nước tạo ẩm nhiều lần lên bêtông để bảo đảm trước khi xây dựng bề mặt phải đạt độ ẩm tốt.

Đối với ống xuyên sàn: Dùng bay trét hỗn hợp trên lên bề mặt ximăng và ống xuyên sàn, dùng bay miết thật chặt đắp quanh ống xuyên sàn. Tô phủ lớp vữa chống thấm lên bề mặt bêtông 2 lớp và mỗi lớp dày khoảng 2mm, lớp thứ 2 thi công ngay khi lớp thứ 1 khô, chờ khi lớp vữa chống thấm vừa ráo mặt, phủ nhẹ nhàng lớp vữa ximăng + cát (ta gọi là vữa đảm bảo) dày khoảng 10mm lên trên

Đối với vách bê tông: Tô phủ lớp vữa chống thấm lên bề mặt bêtông 2 lớp và mỗi lớp dày khoảng 2mm, lớp thứ 2 thi công ngay khi lớp thứ 1 khô, chờ khi lớp vữa chống thấm vừa ráo mặt, phủ nhẹ nhàng lớp vữa ximăng + cát (ta gọi là vữa đảm bảo) dày khoảng 10mm lên trên.

Đối với sàn bê tông: Tô phủ lớp vữa chống thấm lên bề mặt bêtông 2 lớp và mỗi lớp dày khoảng 2mm, lớp thứ 2 thi công ngay khi lớp thứ 1 khô, ngay tiếp nối phủ nhẹ nhàng lớp vữa đảm bảo an toàn thật nhão dày khoảng 10mm lên trên.

Bước 4: Kiến tạo giật lùi để tránh giẫm đạp lên bề mặt còn ướt.

Bước 5: Sau khoảng 12 giờ cần bảo dưỡng bằng nước.

6 - Chống thấm ngược dùng Sơn

Bạn có thể tham khảo 1 số hãng sơn: Dulux, kova, vmax…Các bước thực hiện như sau:

Bước 1: Chuẩn bị tốt bề mặt cần chống thấm. Bề mặt phải đảm bảo độ bằng phẳng, sạch sẽ, khô ráo. Không được thi công trên bề mặt gồ ghề hoặc ẩm ướt vì sơn không bám tốt, dễ bị phồng rộp hoặc nấm mốc. Tốt nhất, bạn nên thi công chống thấm sau 1 tuần xây xong công trình.

Bước 2: Nếu sử dụng bột trét tường, bả matit, bạn chỉ nên quét một lớp thật mỏng trên bề mặt. Bạn cũng có thể không cần sử dụng đến bả matit.

Bước 3: Lăn chổi những lớp thật mỏng và lăn nhiều lần. Cách làm này giúp bề mặt sơn bóng, đều hơn và còn giúp tiết kiệm chi phí cho việc sơn phủ. Bạn chỉ nên sơn lớp thứ 2 khi lớp thứ nhất đã khô hoàn toàn (cách vài giờ đồng hồ) và nên quét từ trên xuống.

Quy trình thi công chống thấm

Về cơ bản, bất kỳ quy trình chống thấm nào cũng sẽ bao gồm 3 bước sau đây:

Bước 1: Chuẩn bị bề mặt thi công chống thấm

Công đoạn đầu tiên đó là vệ sinh và xử lý bề mặt cần chống thấm. Bề mặt càng được xử lý tốt thì hiệu quả càng cao.

Đối với những công trình mới thì chỉ cần loại bỏ sạch bụi bẩn, vừa thừa, tạp chất trên bề mặt.

Với công trình đã cũ và xuống cấp thì cần tiến hành trám phẳng những vết lồi lõm, những đường nứt trên mặt bằng và mài sạch bề mặt.

Bước 2: Tiến hành thi công chống thấm

Tùy thuộc vào phương pháp chống thấm là dùng xi măng, sika, nhựa đường, màng chống thấm nguội hay khò nóng mà đội ngũ thi công sẽ thực hiện chống thấm theo đúng kỹ thuật, đảm bảo cho hiệu quả chống triệt để 100%, không thấm lại.

Bước 3: Thử nước

Sau khi hoàn tất thi công, hạng mục sẽ được thử nước để kiểm tra hiệu quả chống thấm và tiến hành khắc phục nếu có sai sót hoặc chưa triệt để.

VLXD.org (TH/ Phuongnamcons)

Thương hiệu vật liệu xây dựng