>> 4 cách chống thấm sân thượng hiệu quả
>> Xử lý trần nhà dột thấm
>> Giải pháp hiệu quả chống nóng trên sân thượng
Nguyên nhân gây thấm dột sân thượng
Có rất nhiều nguyên nhân gây thấm dột sân thượng, mái phổ biến nhất có thể kể đến những nguyên nhân sau đây:
Đặc thù sân thượng, mái thường xuyên phải tiếp xúc với nắng, mưa thay đổi, nước ứ đọng lâu ngày không thoát được sẽ dẫn đến hiện tượng bong tróc mặt sân và tạo điều kiện cho nguồn nước dễ dàng thẩm thấu qua bề mặt bê tông hay xi măng gây nên hiện tượng thấm dột.
Do gia chủ chưa thi công chấm thấm cho sân thượng hoặc sử dụng vật liệu chống thấm không đạt chất lượng. Sân thượng thi công đã lâu, bị xuống cấp, nứt nẻ khiến nước mưa thấm dột qua các khe nứt.
Thiết kế sân thượng không đúng kỹ thuật, không đạt chuẩn độ dốc yêu cầu hoặc không có máng hứng thoát nước, khiến nước ứ đọng lâu ngày và thấm dột xuống sàn.
Một số gia đình sử dụng sân thượng để trồng rau thủy canh nhưng không thiết kế hệ thống thoát nước đúng chuẩn khiến nước thẩm thấu qua bề mặt sân.
Thông thường thì khi mới xây dựng, sân thượng sẽ không có tình trạng thấm dột. Do vậy mà nhiều gia chủ thường khá chủ quan quan không thi công chống thấm ngay từ đầu để tiết kiệm chi phí. Chỉ khi tình trạng thấm dột diễn ra nghiêm trọng mới cuồng cuống tìm dịch vụ chống thấm sân thượng. Lúc này quá trình chống thấm sẽ khó hơn, đòi hỏi nhiều chi phí hơn.
Các bước thi công chống thấm bằng màng khò nóng
+ Bước 1: Trải mỏng màng bitum lên kín bề mặt cần thi công. Nếu phủ nhiều lớp thì cần phủ chèn mép của lớp sau lên lớp trước 10cm.
+ Bước 2: Đánh dấu vị trí và cuộn tròn lại các lớp màng vừa trải lại.
+ Bước 3: Tiến hành khò nóng rồi dán từng miếng màng xuống bề mặt.
Bước này là vô cùng quan trọng vì vậy cần thi công nhanh và chính xác. Do đó cần ít nhất 2 người, 1 người điều khiển khò khí để làm nóng chảy lớp keo dán trên bề mặt. Người thứ 2 vừa trải cuộn màng ra dần vừa phải dùng bay miết phẳng đẩy khí ra bên ngoài. Làm lần lượt cho đến khi hết toàn bộ bề mặt thì xong.
+ Bước 4: Kiểm tra lại độ trùng khớp và không có bọt khí với lớp màng vừa dán.
+ Bước 5: Đợi khi màng ổn định. Sau đó, dùng nước ngâm để kiểm tra lại xem đã được chưa.
Cách thi công màng dán nguội chống thấm
Bước 1: Quét lớp sơn tạo dính Primer thường dùng Sơn Bitum dạng lỏng sẽ dễ thi công hơn.
+ Nếu bề mặt rộng có thể dùng lu sơn sẽ dễ thi công. Hơn nữa lớp sơn dàn mỏng, đều và bao phủ kín bề mặt bê tông
+ Bạn chỉ nên thi công diện tích sơn lót cho diện tích có thể làm trong ngày.
+ Sau khoảng 6 giờ ở 30oC thì lớp sơn lót sẽ khô. Bạn có thể kiểm tra bằng cách sờ lên bề mặt không dính tay. Rồi tiến hành dán màng chống thấm tự dính.
Bước 2: Dán màng chống thấm nguội tự dính.
VLXD.org (TH/ Xaydungthidi)