DOITHUONG247 - CỔNG THÔNG TIN TRÒ CHƠI ĐỔI THƯỞNG

Thông báo Việc làm Hỏi đáp chuyên ngành

Chuyên đề vật liệu xây dựng

Tăng cường sử dụng các chất thải làm nguyên, nhiên liệu thay thế trong sản xuất VLXD (P2)

28/08/2020 - 02:54 CH

Hiện nay, nhu cầu sử dụng nguyên liệu, nhiên liệu cho sản xuất vật liệu xây dựng ở nước ta rất lớn và ngày càng tăng theo sự phát triển của ngành Vật liệu xây dựng; Tiềm năng sử dụng các chất thải, phế thải công nghệ làm nguyên liệu, nhiên liệu thay thế cho sản xuất vật liệu xây dựng ở nước ta khá lớn, rất đa dạng. Việc tăng cường sử dụng các chất thải, phế thải công nghiệp làm nguyên liệu thay thế trong sản xuất vật liệu xây dựng sẽ có ý nghĩa rất lớn về tiết kiệm tài nguyên khoáng sản không tái tạo và bảo vệ cảnh quan, môi trường...
>> Tăng cường sử dụng các chất thải làm nguyên, nhiên liệu thay thế trong sản xuất VLXD (P1)

IV. Hiện trạng và một số giải pháp nhằm tăng cường sử dụng các chất thải làm nguyên, nhiên liệu thay thế trong sản xuất vật liệu xây dựng

1. Hiện trạng

Việc xử lý, tái sử dụng, tái chế các chất thải, phế thải công nghiệp nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường đang là sự quan tâm của cộng đồng quốc tế. Tuy nhiên ở nước ta xử lý, tái sử dụng, tái chế các chất thải, phế thải công nghiệp nói chung và sử dụng các chất thải , phế thải  làm nguyên liệu, nhiên liệu thay thế trong sản xuất vật liệu xây dựng nói riêng vẫn chưa tương xứng với tiềm năng và chưa được như mong muốn. Tình hình sử dụng một số chất thải,thải công nghiệp làm nguyên liệu, nhiên liệu thay thế trong sản xuất vật liệu xây dựng như sau.

Chất thải các nhà máy nhiệt điện đốt than và nhà máy hóa chất phân bón. Mặc dầu Chính phủ đã ban hành Nghị định 24a Về quản lý vật liệu xây dựng; Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1696/QĐ-TTg, ngày 23/09/2014 Về một số giải pháp thực hiện xử lý tro, xỉ, thạch cao của các nhà máy nhiệt điện, nhà máy hóa chất phân bón để làm nguyên liệu sản xuất vật liệu xây dựng và Quyết định số 452/QĐ-TTg, ngày12/4/2017 Phê duyệt Đề án đẩy mạnh xử lý, sử dụng tro, xỉ, thạch cao của các nhà máy nhiệt điện, nhà máy hóa chất, phân bón làm nguyên liệu sản xuất vật liệu xây dựng và trong công trình xây dựng. Bộ Xây dựng và Bộ Khoa học & Công nghệ đã xây dựng và công bố  nhiều tiêu chuẩn kỹ thuật liên quan đến phế thải các nhà máy nhiệt điện, nhà máy hóa chất, phân bón: TCVN 8825 Phụ gia khoáng cho bê tông đầm lăn, TCVN 10302:2014 – Phụ gia hoạt tính tro bay dùng cho bê tông, vữa và xi măng, TCVN 11833:2017 Thạch cao phospho dùng để sản xuất xi măng, TCVN 12249:2018 Tro xỉ nhiệt điện làm vật liệu san lấp - yêu cầu chung...

Nhưng trên thực tế, tổng lượng tro, xỉ chỉ tiêu thụ được hơn 30% (tương đương 5 triệu tấn) so với tổng lượng thải ra hàng năm.  Như vậy, 70% tồn đọng đang gây áp lực rất lớn về bãi chứa và vấn đề bảo vệ môi trường. Hiện nay, một số cơ sở sản xuất vật liệu xây dựngđã nghiên cứu, đầu tư công nghệ để có thể sử dụng tro, xỉ, thạch cao thay thế nguyên liệu trong sản xuất vật liệu xây dựngkhông nung, sản xuất xi măng, bê tông, làm vật liệu san lấp trong các công trình xây dựng. Cụ thể, tro bay đã được dùng làm phụ gia khoáng cho bê tông khối lớn tại một số nhà máy thủy điện (Sơn La, Lai Châu, Bản Chát…) và làm phụ gia tại một số nhà máy xi măng (Hoàng Thạch với tỷ lệ trộn 14%, Sông Gianh với tỷ lệ trộn lên đến 18%). Trong xây dựng dân dụng, xây dựng công nghiệp, tro bay đã được sử dụng làm phụ gia khoáng để sản xuất bê tông đầm lăn (RCC), bê tông mác cao.Tro bay cũng được làm nguyên liệu trong sản xuất vật liệu xây dựng như bê tông bọt, bê tông khí chưng áp, gạch bê tông hoặc làm nguyên, nhiên liệu trong sản xuất gạch nung (Công ty Gạch Nam Sơn).

doithuong247

Thạch cao thu hồi từ các nhà máy nhiệt điện đã được sử dụng trong sản xuất xi măng với khối lượng không lớn, đang được nghiên cứu sử dụng trong sản xuất tấm thạch cao. Thạch cao phospho đang được sử dụng trong sản xuất xi măng, nhưng tỷ lệ sử dụng còn thấp so với khối lượng thạch cao thu được.

Phế thải ngành luyện kim. Xỉ lò cao được sử dụng trong sản xuất vật liệu xây dựng (chủ yếu làm phụ gia khoáng hoạt tính cho xi măng) ở nước ta từ những năm 60 của thế kỷ trước, sau khi khu Liên hợp Gang Thép Thái Nguyên đi vào sản xuất. Do đó các tiêu chuẩn kỹ thuật quốc gia liên quan đã được công bố: TCVN 4315:2007 Xỉ hạt lò cao dùng để sản xuất xi măng, TCVN 4316:2007 Xi măng portland xỉ hạt lò cao, TCVN 11586:2016 Xỉ hạt lò cao nghiền mịn cho bê tông và vữa xây dựng... Hiện nay xỉ lò cao được sử dụng hết khối lượng thải ra; các doanh nghiệp sản xuất thép như tập đoàn Hòa Phát, Formosa đã và đang đầu tư các dây chuyền nghiền xỉ lò cao hạt hỏa để cung cấp cho thị trường trong nước và xuất khẩu sản phẩm Xỉ hạt lò cao nghiền mịn theo TCVN 11586:2016. Đối với xỉ thép sử dụng chủ yếu làm cốt liệu cho bê tông, vật liệu nền đường giao thông, vật liệu san lấp; theo Chỉ dẫn kỹ thuật “Xỉ gang và xỉ thép sử dụng làm vật liệu xây dựng”, ban hành kèm theo Quyết định 430/QĐ-BXD ngày 16/05/2017 của Bộ Xây dựng. Tuy nhiên lượng sử dụng chưa nhiều. 

Phế thải công nghiệp Dệt May, Da Giày. Loại phế thải này hiện đang được Công ty Xi măng INSEE sử dụng làm nhiên liệu thay cho lò nung clinker, ở Xông ty INSEE nhiệt năng từ nhiên liệu thay thế (Phế thải công nghiệp Dệt May, Da Giày, dầu thải, vỏ trấu…) chiếm dến 25 % tổng nhu cầu nhiệt năng sử dụng trong sản xuất.

Phế thải công nghiệp khai thác than. Đất, đá thải khai thác than đang được sử dụng làm nguyên liệu ở Công ty Xi măng Quán Triều; thay một phần đất sét ở Công ty Xi măng Hoàng Thạch; đã nghiên cứu sử dụng làm nguyên, nhiên liệu sản xuất gạch nung nhưng chưa được ứng dụng trong thực tế. Do đó hiện nay các phế thải công nghiệp khai thác than chủ yếu vẫn làm vật liệu san lấp.

Phế thải từ Nông nghiệp. Vỏ trấu, vỏ hạt điều đã được sử dụng làm nhiên liệu nung gạch ở các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long; gần đây một số Công ty Xi măng như INSEE, Hà Tiên 1... đã sử dụng làm nhiên liệu thay thế cho lò nung clinker.

Cao su phế thải. Chủ yếu lác các lốp xe thải hiện đang được một số cơ sở sản xuất vật liệu xây dựng như Công ty Kính nổi Tràng An, Chu Lai, Công ty Gạch ốp lát Thanh Hà tái chế thành nhiên liệu lỏng  dầu FO-R để sử dụng. Ngoài ra một số cơ sở tái chế cao su phế thải làm các cấu kiện cho giải phân các đường, tấm lát các đường chạy thể thao, gạch cao su...; nhưng ở nước ta các sản phẩm này chưa được sử dụng rộng rãi.

Chất thải rắn sinh hoạt. Chất thải này ở nước ta ngày càng tăng theo sự phát triển dân số và đô thị hóa và dang trở thành một hiện trạng đáng lo ngại, gây ô nhiễm môi trường. Hiện nay chất thải rắn sinh hoạt được xử lý chủ yếu là đốt và chôn lấp. Việc tái chế thành nhiên liệu thay thế trong sản xuất xi măng đã được đề cập đến ở nhiều Hội thảo, Tuyên bố Vicem - FLSmidth, dự án (Xi măng Bút Sơn – Kawasaki, Xi măng Trung Sơn – Loesche GmbH); tuy nhiên  đến nay vẫn chỉ là ý tưởng chưa khả thi trong thực tế.

Nhìn chung, tiềm năng sử dụng các chất thải, phế thải công nghiệp làm nguyên liệu, nhiên liệu thay thế cho sản xuất vật liệu xây dựng ở nước ta khả lớn và rất đa dạng. Tuy nhiên, hiện nay việc biến tiềm năng thành hiện thực vẫn còn bất cập.

2. Nguyên nhân

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến việc sử dụng chất thải, phế thải công nghiệp làm nguyên liệu, nhiên liệu thay thế cho sản xuất vật liệu xây dựng ở nước ta hiện nay chưa xứng với tiềm năng  và chưa dược như mong muốn. Dưới đây nêu  một số nguyên nhân chính.

2.1. Các văn bản quy phạm pháp luật, cơ chế chính sách đã ban hành khá nhiều; nhưng chưa đồng bộ, thiếu nhất quán; việc thực thi các quy định của pháp luật, cơ chế chính sách đã có chưa tốt.

2.2. Phần lớn các chất thải, phế thải có chất lượng thấp và không ổn định, không đáp ứng yêu cầu, cần phải xử lý mới sử dụng được; làm tăng giá thành sản phẩm vật liệu xây dựng dẫn đến giảm lợi nhuận của doanh nghiệp vật liệu xây dựng, nếu không có cơ chế hỗ trợ.

2.3. Nhận thức của cộng đồng nói chung, của các doanh nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng nói riêng về vấn đề này chưa thật đầy đủ; mới quan tâm đến lợi ích gần và sát sườn, chưa quan tâm thích đáng đến lợi ích lâu dài và của toàn xã hội.

2.4. Vẫn còn thiếu các tiêu chuẩn, chỉ dẫn kỹ thuật liên quan đến việc sử dụng chất thải, phế thải công nghiệp làm nguyên liệu, nhiên liệu thay thế cho sản xuất vật liệu xây dựng.

2.5. Việc nghiên cứu xử lý, tái chế, tái sử dụng chất thải, phế thải công nghiệp làm nguyên liệu, nhiên liệu thay thế cho sản xuất vật liệu xây dựng chưa được toàn diện, chưa nắm bắt làm chủ được các công nghệ liên quan đến vấn đề này.

2.6. Năng lực tài chính của các doanh nghiệp còn hạn chế, gây khó khăn trong việc đầu tư công nghệ, thiết bị để xử lý, tái chế, tái sử dụng các chất thải, phế thải công nghiệp.

3. Một số giải pháp

Để tăng cường sử dụng các chất thải làm nguyên, nhiên liệu thay thế trong sản xuất vật liệu xây dựng trong thời gian tới cần phải thực hiện đồng bộ một số giải pháp:

3.1. Rà soát để sửa đổi, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật, cơ chế, chính sách nhằm khuyến khích các doanh nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng tích cực đầu tư công nghệ, thiết bị để sử dụng các chất thải, phế thải phế thải công nghiệp làm nguyên, nhiên liệu thay thế trong sản xuất.

3.2. Các cơ sở sản xuất có phế thải cần phải nghiên cứu ứng dụng công nghệ nhằm tạo ra các phế thải có chất lượng đáp ứng yêu cầu để sử dụng trong sản xuất vật liệu xây dựng; phải chịu trách nhiệm về các ô nhiễm môi trường do phế thải gây ra.

3.3. Tiếp tục bổ sung, hoàn thiện hệ thống tiêu chuẩn, chỉ dẫn kỹ thuật liên quan đến sử dụng các chất thải, phế thải công nghiệp làm nguyên, nhiên liệu thay thế trong sản xuất vật liệu xây dựng.

3.4. Nghiên cứu một cách đầy đủ, toàn diện ứng dụng các công nghệ xử lý, tái chế các chất thải, phế thải công nghiệp thành các nguyên liệu, nhiên liệu thay thế; cũng như công nghệ sử dụng chúng trong sản xuất vật liệu xây dựng.

3.5. Đẩy mạnh công tác truyền thông, đào tạo nhằm nâng cao nhận thức của cộng đồng về sự cần thiết và lợi ích của việc sử dụng các chất thải, phế thải công nghiệp làm nguyên, nhiên liệu thay thế trong sản xuất vật liệu xây dựng

V. Kết luận và kiến nghị

1. Kết luận

- Nhu cầu sử dụng nguyên liệu, nhiên liệu cho sản xuất vật liệu xây dựng ở nước ta rất lớn và ngày càng tăng theo sự phát triển cùa ngành vật liệu xây dựng.

- Tiềm năng sử dụng các chất thải, phế thải công nghiệp làm nguyên liệu, nhiên liệu thay thế cho sản xuất vật liệu xây dựng ở nước ta khả lớn và rất đa dạng. 

- Do nhiều nguyên nhân, hiện nay việc sử dụng các chất thải, phế thải công nghiệp làm nguyên liệu, nhiên liệu thay thế cho sản xuất vật liệu xây dựng chưa xứng với tiềm năng và chưa đạt như mong muốn.

- Việc tăng cường sử dụng các chất thải, phế thải công nghiệp làm nguyên liệu, nhiên liệu thay thế trong sản xuất vật liệu xây dựng sẽ có ý nghí rất lớn về tiết kiệm tài nguyên khoáng sản không tái tạo và bảo vệ cảnh quan, môi trường.

- Để việc sử dụng các chất thải, phế thải công nghiệp làm nguyên liệu, nhiên liệu thay thế cho sản xuất vật liệu xây dựng  xứng với tiềm năng và đạt như mong muốn cần phải thực hiện đồng bộ các giải pháp về: cơ chế chính sách, khoa học công nghệ, kỹ thuật, truyền thông và đào tạo.

2. Kiến nghị

- Chính phủ chỉ đạo các gơ quan chức năng rà soát, sửa đổi, bổ sung các quy định pháp luật và các cơ chế, chính sách; đồng thời tăng cường kiểm tra giám sát việc thực thi nhằm tăng cường sử dụng các chất thải, phế thải công nghiệp làm nguyên liệu, nhiên liệu thay thế cho sản xuất vật liệu xây dựng.

- Bộ Khoa học & Công nghệ, Bộ Xây dựng và các Bộ, Ngành liên quan tổ chức nghiên cứu ứng dụng các công nghệ, thiết bị xử lý, tái chế các chất thải, phế thải công nghiệp thành các nguyên liệu, nhiên liệu thay thế; cũng như công nghệ sử dụng chúng trong sản xuất vật liệu xây dựng.

- Các nhà máy nhiệt điện đốt than cần áp dụng các công nghệ, các thiết bị kỹ thuật tiên tiến đảm bảo tro xỉ, thạch cao FGD có chất lượng đạt yêu cầu cho sử dụng.
(Hết)

TS. Thái Duy Sâm (Hội VLXD Việt Nam)

Ý kiến của bạn

Thương hiệu vật liệu xây dựng