DOITHUONG247 - CỔNG THÔNG TIN TRÒ CHƠI ĐỔI THƯỞNG

Thông báo Việc làm Hỏi đáp chuyên ngành

CÔNG NGHỆ & THIẾT BỊ

Nghiên cứu, chế tạo thành công quạt ID cho dây chuyền sản xuất clinker xi măng

30/08/2021 - 12:03 CH

Lần đầu tiên tại Việt Nam, các giảng viên của Bộ môn Máy và Thiết bị Công nghiệp Hóa chất, Viện Kỹ thuật Hóa học, Trường Đại học Bách khoa Hà Nội) cùng đội ngũ nghiên cứu phát triển của Công ty Cổ phần Cơ điện TOMECO đã khảo sát, nghiên cứu tính toán, thiết kế và chế tạo thành công quạt ID cho một nhà máy xi măng ở Việt Nam, thay thế cho quạt nhập khẩu nhằm nâng cao sản lượng clinker của nhà máy từ 1500 lên 1700 tấn/ngày.
doithuong247
Sơ đồ hệ thống lò nung clinker.

Quạt ID hay còn gọi được gọi là quạt khí thải của hệ thống lò nung clinker là một thiết bị điển hình trong nhà máy xi măng. Trong công nghệ sản xuất xi măng hiện đại (công nghệ lò quay) quạt ID đóng vai trò hết sức quan trọng và nó được xem là “lá phổi” của toàn bộ dây chuyền sản xuất clinker. Từ trước đến nay, 100% thiết bị này được nhập khẩu để sử dụng trong nước. 

Về khía cạnh công nghệ xi măng loại quạt này cần có lưu lượng lớn, áp suất cao và đương nhiên công suất tiêu thụ lớn. Trong thực tế, hiện nhà máy Xi măng Yên Bái có năng suất khoảng 1700 tấn clinker/ngày đang sử dụng quat ID với lưu lượng khoảng 300.000 m3/h, áp suất trên 7500 Pa sử dụng động cơ 1250 kW. Tại, nhà máy Xi măng Bút Sơn, dây chuyền sản xuất số 1 có năng suất 4000 tấn clinker/ngày đang sử dụng quạt ID với lưu lượng 500.000 – 600.000 m3/h, áp suất trên 7500 Pa sử dụng động cơ 1850 kW. Nhà máy Xi măng Hạ Long: Năng suất 6000 tấn clinker/ngày sử dụng 2 quạt ID, lưu lượng mỗi quạt 400.000 – 450.000 m3/h, sử dụng động cơ 1750 kW.

Thị trường cung cấp quạt ID cho toàn bộ các dây chuyền sản xuất xi măng ở Việt Nam cho đến nay có thể kể đến là Trung Quốc, Ấn Độ, và một số Quốc gia Châu Âu.

Với mong muốn chủ động nghiên cứu, thiết kế, chế tạo quạt ID sản xuất clinker xi măng Made in Vietnam, các giảng viên Bộ môn Máy và Thiết bị Công nghiệp Hóa chất, Viện Kỹ thuật Hóa học, Trường Đại học Bách khoa Hà Nội gồm TS. Nguyễn Đặng Bình Thành (trưởng Bộ môn), TS. Tạ Hồng Đức (phó trưởng Bộ môn) đã hợp tác cùng Công ty Cổ phần Cơ điện TOMECO: Ông Lê Quý Khả, Tổng GĐ, Chủ tịch HĐQT, cựu sinh viên Đại học Bách Khoa Hà Nội (ngành Máy Hoá K24, chủ tịch hội cựu sv Máy Hoá); ông Lê Quý Thành, ThS. Nguyễn Đức Đan (Phòng nghiên cứu và phát triển) đã nghiên cứu tính toán, thiết kế và chế tạo thành công quạt ID cho một nhà máy xi măng ở Việt Nam.

doithuong247
Thi công lắp đặt quạt ID cho dây chuyền sản xuất 1700 tấn clinker/ngày tại Công ty Cổ phần Xi măng và Khoáng sản Yên Bái.

Nhóm nghiên cứu đã tính toán, thiết kế, lựa chọn vật liệu và chế tạo quạt ID mới thay thế cho quạt nhập khẩu vận hành ổn định với năng suất dao động từ 1650 – 1700 tấn clinker/ngày.

Theo TS. Nguyễn Đặng Bình Thành – Trưởng Bộ môn Máy và Thiết bị Công nghiệp Hóa chất, Viện Kỹ thuật Hóa học, Trường Đại học Bách khoa Hà Nội, so sánh với quạt nhập khẩu, quạt ID mới có các thiết kế tối ưu về động học, khi vận hành đã phát huy được cả lưu lượng và áp suất đồng thời năng lượng tiêu hao cho sản xuất thấp hơn 8 – 15% so với quạt ID nhập khẩu từ Trung Quốc.

Sự kết hợp thành công trong nghiên cứu, chế tạo giữa các giảng viên Trường Đại học Bách khoa Hà Nội và Công ty Cổ phần Cơ điện TOMECO cho thấy với việc tiếp cận các công nghệ và máy móc hiện đại và năng lực nghiên cứu sáng tạo, Việt Nam hoàn toàn có thể chủ động thiết kế chế tạo quạt ID cho các nhà máy xi măng ở trong nước thay thế hàng nhập khẩu. 

Ngoài ra, các nhà khoa học và doanh nghiệp Việt Nam hoàn toàn có thể phục hồi và chế tạo các linh kiện của sản phẩm này thay thế hàng nhập khẩu để có thể chủ động trong việc kiểm soát kế hoạch sản xuất cũng như cải tiến nâng cao năng suất của nhiều nhà máy xi măng hiện tại nhằm đáp ứng kế hoạch phát triển ngành công nghiệp xi măng Việt Nam.

VLXD.org (TH/ KHCN)

Ý kiến của bạn

Thương hiệu vật liệu xây dựng