DOITHUONG247 - CỔNG THÔNG TIN TRÒ CHƠI ĐỔI THƯỞNG

Thông báo Việc làm Hỏi đáp chuyên ngành

CÔNG NGHỆ & THIẾT BỊ

Thử nghiệm công nghệ cào bóc, tái sinh mặt đường bê tông nhựa

10/09/2015 - 05:58 CH

Cục Quản lý đường bộ II phối hợp với Công ty CP Công nghệ bảo trì và nâng cấp đường bộ Việt Nam (Vietraco) vừa tiến hành ứng dụng thử nghiệm công nghệ cào bóc, tái sinh mặt đường bê tông nhựa trên 2 đoạn tuyến QL1 đoạn qua Thị trấn Diễn Châu và Thị trấn Quán Hành, tỉnh Nghệ An.
Công nghệ cào bóc, tái chế bê tông nhựa nguội là công nghệ tiên tiến được chuyển giao từ Nhật Bản. Công nghệ này đã được Vietraco nghiên cứu, đưa vào thi công sửa chữa mặt đường giao thông ở Việt Nam từ năm 2009.  Đây là lần thử nghiệm đại trà đầu tiên sử dụng công nghệ này trên tuyến QL 1 do Cục Quản lý đường bộ II quản lý.

Theo đại diện Vietraco, công nghệ cào bóc, tái sinh bê tông nhựa nguội có nhiều điểm ưu việt hơn so với các biện pháp sửa chữa, khắc phục hư hỏng mặt đường bê tông nhựa truyền thống như: giảm thiểu tác động tới môi trường, tận dụng vật liệu qua tái sinh, không làm tăng cao độ...


Công nghệ cào bóc, tái sinh mặt đường bê tông nhựa được kỳ vọng sẽ dần thay thế các biện pháp sửa chữa, khắc phục hư hỏng mặt đường quốc lộ ở Việt Nam

Với việc cào bóc lớp bê tông nhựa hư hỏng và một phần lớp cấp phối đá dăm sau đó tái sinh bằng cách phối trộn thêm xi măng, nhũ tương nhựa đường và thêm một số thành phần phụ gia, các đơn vị thi công có thể dùng chính hỗn hợp tái sinh làm lớp thảm bê tông nhựa bề mặt mà không cần phải qua quá trình nung nấu trong trạm trộn.

Cách làm này cũng giúp giảm thiểu những tác động về môi trường, tiết kiệm nguồn vật liệu, đặc biệt rất phù hợp với các đoạn đường trong đô thị, hoặc khu dân cư do quá trình sửa chữa, thảm bê tông nhựa tái sinh không làm thay đổi cao độ mặt đường.

Ông Thiều Đức Long, Phó Vụ trưởng Vụ Khoa học công nghệ, Tổng cục Đường bộ Việt Nam cho biết: Đây là một trong 3 công nghệ cào bóc, tái chế nguội đang được ứng dụng thử nghiệm ở Việt Nam. Tuy nhiên, để chứng minh được tính hiệu quả cũng như chất lượng mặt đường sau khi thảm lại bằng lớp tái chế còn cần thêm thời gian thử nghiệm và quá trình khai thác thực tế.

VLXD.org (TH/GTVT)

Ý kiến của bạn

Thương hiệu vật liệu xây dựng