DOITHUONG247 - CỔNG THÔNG TIN TRÒ CHƠI ĐỔI THƯỞNG

Thông báo Việc làm Hỏi đáp chuyên ngành

Chứng khoán ngành

Vì sao nước ngoài tăng bán cổ phiếu?

21/03/2011 - 11:49 SA

Từ giữa tháng 3/2011 nước ngoài bắt đầu bán mạnh hàng loạt cổ phiếu bluechips trên sàn TP.HCM như VCB, VIC, PVD, PVF, HAG, BVH.
Thực ra việc bán này đã khởi động từ cuối tháng 2, nhưng khi đó khối lượng cũng như giá trị mua bán của họ hàng ngày tương đối thấp, nên giới đầu tư không chú ý lắm.

Chuyện gì đang xảy ra với quỹ đầu tư chỉ số VN-Index?

Ngoài cổ phiếu CTG, nước ngoài bán trên diện rộng và bán hết nhu cầu thị trường một số mã khác (cầu cần bao nhiêu, cung đáp ứng hết bấy nhiêu). Trong tuần trước từ ngày 14 đến 18/3 HAG bị bán gần 5,4 triệu cổ phiếu, tương ứng 240,8 tỉ đồng hay 11,5 triệu đôla Mỹ; VCB bị bán từ ngày 9 đến 18/3 hơn 5,7 triệu trị giá 151,6 tỉ đồng; BVH 1,2 triệu. Riêng VIC trong vòng bốn tuần nước ngoài đã thanh lý khỏi danh mục 3,56 triệu cổ phiếu, thu về 410,5 tỉ đồng, tương đương 19,6 triệu đôla Mỹ.

Trong số các tổ chức bán ra, FTSE VN-Index ETF dẫn đầu. Giống như mọi năm, tháng 3 mà cụ thể là tuần thứ ba của tháng 3 là thời điểm quỹ này cơ cấu lại danh mục, báo cáo giá trị tài sản ròng (NAV) của quý.

Tuy nhiên tháng 3 năm nay, việc giao dịch của họ còn chịu một sức ép khác. Theo Bloomberg, từ đầu năm đến nay mức chiết khấu giá chứng chỉ quỹ FTSE VN-Index ETF tăng một cách bất thường. Tổng giá trị vốn hoá thị trường của FTSE VN-Index ETF vào ngày 17/3/2011 chỉ còn 237,7 triệu đôla Mỹ trong khi NAV đạt 345,8 triệu đôla Mỹ.

Từ đầu năm đến nay giá chứng chỉ quỹ giảm 19,54%, còn so với ba tháng trước nó giảm tới 23,05%. Mức giảm này cao hơn đáng kể so với mức chiết khấu chung của các quỹ đầu tư vào Việt Nam được thống kê bởi Rothchilds.

Trong danh mục của FTSE VNIndex ETF, cổ phiếu HAG chiếm tỷ trọng lớn nhất khoảng 12%, sau đó đến VIC ước 11%, DPM 7,5%; FPT 6,2%; VCB 5,8%, BVH 4,5%. Đây là những mã có thanh khoản tốt và giá cổ phiếu cao, nên việc chúng được lựa chọn để bán ra là dễ hiểu.

Không hẹn mà gặp, cùng với FTSE VNIndex ETF, một số quỹ ngoại cũng đẩy mạnh bán ra. Vào năm 2007 công ty KITMC của Hàn Quốc quản lý số tài sản đầu tư vào Việt Nam bao gồm chứng khoán là chủ yếu, cộng thêm bất động sản trị giá 1 tỉ đôla Mỹ. Họ chỉ đứng sau Dragon Capital và VinaCapital.

Hiện họ đang quản lý năm quỹ đóng và một số quỹ mở, trong đó có một phần của quỹ China and Vietnam Fund trị giá 240 triệu đôla Mỹ. Một số quỹ đóng của KITMC lập năm 2006 – 2007 và sau năm năm, họ đang phải đối mặt với thời điểm thoái vốn nếu không gia hạn thêm được. Đây là lý do mà họ đã chuyển nhượng (một phần) cả Vinamilk, cổ phiếu nền tảng ưa thích của khối ngoại.

Bán sàn mười phiên, vẫn có lời

Về nguyên tắc, mỗi khi có các khoản đầu tư mới hoặc rút ra, các quỹ ETF thực hiện động thái mua hoặc bán các cổ phiếu trong danh mục. Đặc biệt khi có những khoản rút vốn lớn, họ thường thanh lý những cổ phiếu đã mang lại lợi nhuận. Đây là trường hợp của cổ phiếu VIC và BVH. Quỹ FTSE VN Index ETF mua BVH và VIC từ cuối năm 2009 với giá bình quân thấp. VIC đang mang lại cho họ mức lợi nhuận 100%. Sau khi lên đến 122.000 đồng/cổ phiếu vào đầu tháng 5 năm ngoái, VIC chia tách cổ phiếu 1:1 và đến ngày 11.3.2011, cổ phiếu này lại có giá 130.000 đồng. Tương tự là trường hợp BVH. Bây giờ có bán sàn BVH hoặc VIC mười phiên liền, nước ngoài vẫn có lời!

Gần đây một số quỹ ETF chịu áp lực khi các khoản vốn góp mới không bù đắp được các khoản rút ra và có ý định rút ra.

Vì sao họ lại chọn thời điểm này để bán? Bên cạnh khả năng rút vốn của một số nhà đầu tư, có thể sự bớt căng thẳng của tỷ giá cũng là chất xúc tác. So với đầu năm, việc chuyển đổi từ tiền đồng ra ngoại tệ hiện nay dễ dàng hơn với một tỷ giá có lợi cho người đang sở hữu đồng nội tệ hơn. Bên cạnh đó, thanh khoản thị trường có dấu hiệu cải thiện và không thể không tận dụng. Ngày 18.3.2011 thanh khoản sàn HoSE tăng lên 1.307 tỉ đồng, nước ngoài đã bán tới 516 tỉ đồng, mức cao nhất trong vòng hai năm.

“Mỗi lần đi gọi vốn, thuyết trình trước các nhà đầu tư nước ngoài về tình hình kinh tế Việt Nam, phần tôi băn khoăn nhất là tỷ giá hối đoái. Họ thường hỏi sự ổn định của tỷ giá 3 – 5 năm trước và 3 – 5 năm sau. Tôi không trả lời được vì từ năm 2007 đến nay Việt Nam đã điều chỉnh tỷ giá tới 8 lần”.

Dominic Scriven, tổng giám đốc Dragon Capital


NN_Theo Hải Lý, TBKTSG

Ý kiến của bạn

Thương hiệu vật liệu xây dựng