DOITHUONG247 - CỔNG THÔNG TIN TRÒ CHƠI ĐỔI THƯỞNG

Thông báo Việc làm Hỏi đáp chuyên ngành

Bài học kinh nghiệm

Tình hình kinh doanh khó khăn của loạt doanh nghiệp thuộc họ Vicem

09/07/2024 - 09:43 SA

Theo báo cáo tài chính hợp nhất năm 2023 đã kiểm toán của Tổng Công ty Xi măng Việt Nam (Vicem), kết quả lỗ sau thuế lên đến hơn 1.100 tỷ đồng, trái ngược với khoản lãi gần 642 tỷ đồng trong năm 2022. Cùng với đó, doanh thu năm 2023 là 25.301 tỷ đồng, giảm 18% so với năm 2022. Nguyên nhân cho khoản lỗ lớn của Vicem chủ yếu đến từ việc doanh thu đã giảm mạnh trong năm vừa rồi.
Tính đến cuối năm 2023,Tổng Công ty Vicem nắm giữ 100% vốn điều lệ của 3 đơn vị là Công ty TNHH Xi măng Vicem Hoàng Thạch, Công ty Xi măng Vicem Hải Phòng và Công ty TNHH MTV Xi măng Vicem Tam Điệp.
 
doithuong247

Theo báo cáo kết quả tình hình tài chính và hiệu quả hoạt động sản xuất, kinh doanh doanh thu của Vicem Hải Phòng năm 2023 đạt 2.754 tỷ đồng, giảm 16% so với cùng kỳ năm 2022 và chỉ đạt 84% kế hoạch về doanh thu năm 2023. Cùng với đó, Xi măng Vicem Hải Phòng ghi nhận lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp chỉ đạt 1,5 tỷ đồng, giảm 97,8% so với cùng kỳ năm 2022 và đạt 3,4% kế hoạch lợi nhuận năm 2023.

Tại thời điểm ngày 31/12/2023, Vicem Hải phòng có tổng tài sản đạt 1.521 tỷ đồng, cùng với đó, nợ phải trả đạt 601 tỷ đồng, vốn chủ sở hữu đạt 920 tỷ đồng. Theo đó, lợi nhuận sau thuế/ vốn chủ sở hữu chỉ đạt 0,17%.

Tại Vicem Hoàng Thạch, doanh thu năm 2023 đạt 3.692 tỷ đồng, giảm 23% so với năm 2022, cùng với đó chỉ đạt 87,5% kế hoạch về doanh thu. Theo đó, lợi nhuận sau thuế TNDN năm 2023 chỉ đạt 23,6 tỷ đồng, giảm 85% so với cùng kỳ năm 2022.

Doanh thu năm 2023 của Vicem Tam Điệp đạt 1.207 tỷ đồng (giảm 13% so với cùng kỳ năm 2022, lợi nhuận sau thuế TNDN âm 65,5 tỷ đồng, trong khi năm 2022 là 2 tỷ đồng. Tại thời điểm 31/12/2023, vốn đầu tư của chủ sở hữu là 1.132 tỷ đồng, lỗ lũy kế là 1.126 tỷ đồng, theo đó, vốn chủ sở hữu chỉ còn 62 tỷ đồng. Hệ số nợ phải trả/vốn chủ sở hữu là 19 lần. Như vậy, Vicem Tam Điệp đã mất gần hết vốn, mất an toàn về tài chính nghiêm trọng và không đảm bảo khả năng thanh toán nợ, hoạt động của công ty hoàn toàn phụ thuộc và các khoản vốn vay, chiếm dụng vốn từ khách hàng và hỗ trợ từ công ty mẹ.

doithuong247
Lợi nhuận sau thuế TNDN năm 2023 các doanh nghiệp thuộc Tổng Công ty Vicem.

Không chỉ riêng Vicem Tam Điệp, một số các công ty con cổ phần khác của Vicem cũng rơi vào tình trạng kinh doanh thua lỗ. Chẳng hạn, năm 2023, Vicem Bút Sơn lỗ hơn 96 tỷ đồng, đánh chú ý, mới chỉ 3 tháng đầu năm 2024, đơn vị này lỗ hơn 55 tỷ đồng. Tương tự, Vicem Bỉm Sơn cũng ghi nhận lợi nhuận sau thuế âm 205 tỷ đồng trong năm 2023, đáng chú ý, chỉ 3 tháng đầu năm 2024 đơn vị này đã ghi nhận lợi nhuận âm 44,6 tỷ đồng.

Tại Vicem Hoàng Mai, doanh thu năm 2023 đạt 2.623 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế năm 2023 ở mức âm 31 tỷ đồng, đến 31/3/2024, Vicem Hoàng Mai lại tiếp tục ghi nhận lợi nhuận sau thuế âm 40 tỷ đồng. Doanh thu của Vicem Hạ Long năm 2023 đạt 1902 tỷ đồng, trong đó lỗ hơn 647,8 tỷ đồng.

Cùng với đó, Vicem Hà Tiên ghi nhận doanh thu hơn 7.054 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế 17 tỷ đồng trong năm 2023. Đáng chú ý, 3 tháng đầu năm 2024, Vicem Hà Tiên ghi nhận lợi nhuận sau thuế là âm 24,6 tỷ đồng.

Trong khi đó, nhiều đơn vị vận tải trong hệ thống Vicem cũng ghi nhận lợi nhuận âm, cụ thể, Công ty Cổ phần Vicem Vận tải Hoàng Thạch là âm 0,4 tỷ đồng; Công ty Cổ phần TMDV Vận tải Xi măng Hải Phòng là âm 1,75 tỷ đồng; Công ty Cổ phần Vicem Thạch cao Xi măng cũng âm 4,67 tỷ đồng; Công ty Cổ phần Vicem Vật liệu Xây dựng Đà Nẵng là âm 8,33 tỷ đồng.

Hiếm hoi, một vài đơn vị ghi nhận lợi nhuậndương, cụ thể Vicem Sông Thao lợi nhuận sau thuế chỉ 0,7 tỷ đồng trong khi doanh thu hơn 1,074 tỷ đồng.

Trước tình trạng khó khăn của các doanh nghiệp trên, đơn vị kiểm toán Báo cáo tài chính hợp nhất năm 2023 của Vicem là Công ty TNHH Kiểm toán An Việt nhấn mạnh, tại ngày 31/12/2023, nợ ngắn hạn Vicem vượt quá tài sản ngắn hạn là 5.197 tỷ đồng (tại ngày 1/1/2023 là 5.031 tỷ đồng), thể hiện các khó khăn về tài chính và khó khăn trong việc thanh toán các khoản nợ đến hạn trả tại một số công ty con của Tổng Công ty.

Trong đó, một số công ty con thuộc diện giám sát theo các quyết định của Hội đồng Thành viên Vicem, bao gồm: Vicem Tam Điệp, Vicem Sông Thao và Vicem Hạ Long. Hiện trong 3 doanh nghiệp trên, chỉ có Vicem Tam Điệp công khai tình hình kinh doanh.

Các công ty nêu trên có số dư lỗ lũy kế trong nhiều năm và nợ phải trả ngắn hạn vượt quá tài sản ngắn hạn tại thời điểm 31/12/2023 là 6.513 tỷ đồng (tại ngày 1/1/2023 là 6.129 tỷ đồng). Theo đó, việc cải thiện tình hình tài chính của các doanh nghiệp này phụ thuộc vào việc cải thiện kết quả hoạt động kinh doanh trong tương lai và khả năng thu xếp nguồn tài chính phục vụ cho việc thanh toán các khoản nợ đến hạn.

Nguồn: ximang.vn (TH)

Thương hiệu vật liệu xây dựng