DOITHUONG247 - CỔNG THÔNG TIN TRÒ CHƠI ĐỔI THƯỞNG

Thông báo Việc làm Hỏi đáp chuyên ngành

Doanh nghiệp

Doanh nhân Phạm Văn Hải: Nền tảng và sáng tạo

08/11/2013 - 02:24 CH

Trong nghề làm báo của mình, cho đến nay tôi có dịp tiếp xúc với nhiều doanh nhân, trong đó có nhiều người thành công, cũng không ít người thất bại. Nhưng ấn tượng, thân tình như với doanh nhân Phạm Văn Hải – Chủ tịch HĐQT Vinaconex 9 thì không nhiều.
Cái ấn tượng, thân tình đó không phải xuất phát từ cái sự gặp gỡ nhiều mà là nói chuyện nhiều, tậm sự nhiều, hiểu về nhau, học ở nhau cả trong công việc lẫn cuộc sống. Nói nôm na là hợp nhau, quý nhau. Mà trong cái thời buổi này điều đó thật đáng quý hơn bao giờ hết.

Tôi học ở anh lòng trung thành, lựa chọn nền tảng vững chắc, nhưng cách làm cụ thể thì đầy sáng tạo, là sự đi nhiều, cho nhiều, được nhiều và mất cũng lắm, học cả cái dại lẫn cái khôn. Nhưng cái hay nhất vẫn là cái cách lo cho thế hệ sau mình, thế hệ trẻ. Mà lo cũng đa dạng, lo chung chung có, lo chiến lược có, lại nhiều khi lo từng ly, từng tý, dắt tay chỉ việc cũng như người chăm con mọn vậy.

Có đường mà đi là tốt rồi

Phạm Văn Hải hay tâm sự với tôi rằng thế hệ anh em mình khi sinh ra đã có đường đi là tốt lắm rồi. Cái đường đi mà Hải nói chính là nền tảng, nền tảng chung của xã hội, nền tảng của mỗi công ty, mỗi gia đình, mỗi con người. Dựa trên cái nền đó, chỉ cần thường xuyên học hỏi, sáng tạo cộng với sự nhiệt tình lao động, cần mẫn, chịu khó làm việc thì chắc chắn sẽ thành công. Đương nhiên, đôi khi kèm với đó cũng phải có chút may mắn.

Tôi không muốn dùng từ trung thành. Với Phạm Văn Hải tôi chỉ nói đến sự gắn bó của anh với sự thăng trầm Vinaconex 9, bắt đầu từ khi tốt nghiệp khoa kỹ sư máy Đại học Xây dựng Hà Nội từ những năm 1985 -1987 của thế kỷ trước. Tôi hơi bất ngờ, nhưng cũng mừng vì điều đó. Bất ngờ là bởi – nói như nhận xét của nhiều người là với năng lực, khả năng của Hải được rất nhiều nơi hay hơn, lớn hơn mời gọi, nhưng Hải không đi. Tôi mừng cho Hải bởi vì cái sự không đi đó đã giúp Hải cùng với anh em, bạn bè xây dựng được một Vinaconex 9 vững mạnh như hôm nay, mặc cho sóng gió thương trường luôn “dồn dập thổi” và thực tế đã thổi bay không ít công ty, doanh nghiệp trong thời gian qua. Cũng có người nói Hải ở Vinaconex 9 có sự hanh thông, lên đều đều từ vị trí cán bộ phòng kỹ thuật cơ điện, qua kỹ thuật xưởng cơ khí, đội trưởng công trình, đội trưởng thi công cơ giới và xây dựng, rồi giám đốc chi nhánh, giám đốc công ty, rồi hiện là Chủ tịch HĐQT. Cái sự “tuần tự nhi tiến” đó âu cũng là lẽ đương nhiên, bởi ai cũng biết năng lực của Hải, trân trọng sự lăn lộn, lăn xả đối với công việc của Hải, từ việc nhỏ, việc to, khó khăn đến mấy cũng hoàn thành, cái gì không biết thì học, báo cáo gắn với đề xuất – rất cụ thể, rất thẳng thắn. Nói về Hải, một giám đốc tiền nhiệm cũng như nhiều lãnh đạo cao hơn chỉ nói ngắn gọn : “Nghĩa tình, giao cái gì cũng làm tốt, lúc nào cũng thấy đi và làm”. Vẫn biết, sự phát triển của Vinaconex 9 hôm nay là công lao của nhiều thế hệ, nhưng sự phát triển đó luôn cần, rất cần những người chung thủy, gắn bó cuộc đời mình với sự phát triển của một doanh nghiệp như ông – mà doanh nghiệp đó không phải là doanh nghiệp của riêng ông. Con người ông chung thủy vì mục đích chung – Đó là điều đáng trân trọng. Có lẽ, cần phải học ở Hải cái điều đã có đường đi rồi, hãy mở rộng nó ra, phát triển, nâng cấp nó lên bằng sức mạnh của mình. Khi đó, cho dù có rơi vào hoàn cảnh khó khăn thì cũng sẽ tìm ra cơ hội.

Năng lực chỉ huy


Đó là điều tôi mượn một nhận xét của bậc đàn anh trong lĩnh vực xây dựng nói về Hải. Năng lực chỉ huy ở đây chính là tố chất lãnh đạo – biết lo việc, biết quản lý công việc, tập hợp và phat huy được trí tuệ, năng lực, khả năng của nhiều người. Hải vẫn thường tâm sự về việc “mỗi người đều có một hoặc nhiều thế mạnh của riêng mình và mình phải biết làm thế nào để tập hợp và phát huy được thế mạnh đó. Điều này không chỉ giúp cho họ phat huy được sở trường của mình mà còn giúp doanh nghiệp, xã hội phát triển”. Muốn làm được điều đó thì trước hết phải giúp họ hiểu được khả năng của mình, sắp xếp đúng vị trí công việc, thưởng phạt rõ ràng.


Thi công nhà cao tầng

Nói về cái cách bày, dạy cho anh em Hải cũng lắm phương án, mà nói như trên là lo đủ kiểu. Hai cái kiểu lo, kiểu bày, dạy tôi muốn kể vì nó hơi lạ. Tôi không muốn kể rõ, nhưng chuyện thứ nhất gói gọn trong cách thể hiện cho anh em hiểu rõ có tiền thì sướng, nhưng muốn có tiền thì phải làm việc miệt mài, chăm chỉ, nghĩ ra việc để làm, làm thì phải có hiệu quả, mà hiệu quả đó không chỉ ngay lập tức mà còn phải mang tính lâu dài.  Chuyện thứ hai là một lần xuống công trường với Hải và anh em trong công ty. Về cơ bản là tốt, nhưng có nhiều điểm, dù nhỏ nhưng quá trình thi công không tốt, không đúng như mong muốn, Hải chỉ rõ tại sao, xử lý như thế nào, chỉ rõ từng ly từng tý, chi tiết, phân tích rõ cái sự làm như vậy sẽ gây tác hại gì, ảnh hưởng như thế nào đến uy tín của công ty, đến sự nỗ lực đầu tư cho thiết bị, công nghệ mới, ảnh hưởng đến chi phí… Anh em trong công ty vẫn thường nói: “ Cái gì anh ấy cũng biết, cũng nắm, rất cụ thể”. Có lẽ cái sự cái gì cũng biết, cũng năm đó xuất phát từ cái sự đi nhiều của Hải. Hiểu từng con người, hiểu từng công việc cộng với năng lực chỉ huy bẩm sinh là những điều Hải luôn có.

Cái sự đi nhiều này của Hải cũng lắm điều hay. Chuyện Hải đi nhiều thì ai cũng biết, nhưng tôi nghĩ bây giờ làm Chủ tịch HĐQT rồi anh sẽ bớt đi. Hóa ra không phải. Vẫn cứ đi suốt như từ trước đến nay. Đi cũng vẫn với mục đích “kiếm tý việc cho anh em”. Mà quả thật như vậy, Hải cứ đi nhiều thì công ty nhiều việc, anh em lại cuống cuồng lên để làm, để chạy theo kế hoạch. Cái sự đi nhiều của Hải đã tạo ra cho Vinaconex 9 công việc nối tiếp công việc, thi công nối tiếp thi công. Đó cũng là cái điều mà Hải muốn thế hệ sau nên học, phát huy hơn nữa và càng về tương lai càng phải phát triển mạnh điều này. Đi đôi khi không phải chỉ là đi để ký hợp đồng ngay, mà đi để quan hệ, giao lưu, kể cả giúp đỡ đối tác.


Một góc Khu đô thị Nghi Phú - Vinh - Nghệ An

Đôi khi đừng có tham quá, mà phải biết sẻ chia, nhất là sẽ chia công việc, sẻ chia khó khăn với bạn hàng, đối tác, với đồng nghiệp. Tôi biết với năng lực của Hải, của Vinaconex 9, nhiều dự án hoàn toàn có thể “ôm hết” để thực hiện. Nhưng không, cùng với đơn vị bạn chia công việc cùng nhau làm, hỗ trợ nhau. Như vậy nó mới bền – Hải vẫn thường tâm sự - Mỗi một doanh nghiệp đều có lức thăng, lúc trầm và nếu như có sự, giúp đỡ của đối tác là các doanh nghiệp, bạn hàng thì chẳng bao giờ phải lo nghĩ. Đó cũng chính là chữ tín của công ty và Hải cũng mong muốn anh em biết, hiểu và thực hiện điều đó. Thực tế, cũng có những dự án biết làm là lỗ, nhưng vẫn làm (Đương nhiên, tính toán ban đầu không như vậy), vẫn đảm bảo tiến dộ, chất lượng cho chủ đầu tư. Uy tín quan trọng ở chỗ đó. “Thực ra cái lỗ đó không chỉ mình biết mà chủ đầu tư họ cũng biết, nhưng họ cũng khó khăn thì mình phải biết chia sẻ. Họ không bao giờ để mình thiệt, rồi sẽ có công trình khác của họ mình làm có lãi, bù đắp vào, sống khoẻ. Nếu anh cứ đòi hỏi, ép… họ thì hai bên đều thiệt vì khó khăn, phát sinh là cái chung chẳng ai muốn cả. Cũng nhiều chủ đầu tư hỏi tôi là thi công dự án này lãi hay lỗ. Tôi nói các anh đừng hỏi, lỗ hay lãi, các anh biết cả rồi. Hai bên đều vui vẻ, đều hiểu, đều biết và sự hợp tác không dừng lại ở một vài dự án.  Nếu mình làm tốt, giữ được uy tín thì chẳng ai để mình thiệt cả. Mỗi ngành có một đặc thù riêng nhưng chữ tín thì giống nhau, đều cần cả và nếu giữ được chữ tín đó thì mình, DN chẳng bao giờ lỗ.

Biết đối mặt với khó khăn

Biết sẻ chia khó khăn là một vế, nhưng phải biết chấp nhận khó khăn, chấp nhận bị phạt. Cũng có một vài dự án, do một vài nguyên nhân khách quan là chính làm chậm tiến độ, Cty chấp nhận chịu phạt, “phải được phạt”. Vì đó là bài học, đó là việc thực hiện theo nguyên tắc hợp đồng đã ký. Nhưng quan trọng nhất là lần sau, hợp đồng sau đừng để xảy ra việc đó nữa. Anh em cần phải hiểu rõ điều đó. Muốn hiểu rõ điều đó thì khi đi đàm phán phải khẳng định với đối tác rằng “bên em không bao giờ chịu phạt”. Điều đó rất cần thiết vì bản thân đói tác cũng đâu muốn phạt mình, nhưng nếu muốn lâu bền thì phải làm sao đừng để việc đó xảy ra. Khi anh khẳng định được điều đó thì bản thân đối tác cũng quá mừng.

Quá trình làm việc của Hải đôi lúc cũng gặp không ít khó khăn, nhưng đó là điều Hải luôn biết chấp nhận và biết cách để vượt qua. Phạm Văn Hải đã nhiều lần tâm sự : “Phải gặp khó khăn, phải lăn lộn với khó khăn. Mình không dám nói là mình thành công. Nhưng có được như hôm nay là nhờ được tôi luyện trong khó khăn. Đối mặt với khó khăn phải có tai nghe để chắt lọc, mắt nhìn để biết, trái tim nóng để đam mê, giữ được cái đầu lạnh để có quyết định sáng suốt. Nhưng trên hết là tạo dựng và giữ được sự đoàn kết. Tôi chỉ lấy hai ví dụ. Với dự án thi công Silo của nhà máy xi măng Nghi Sơn trước đây, yêu cầu của nhà thầu chính gần như là thách đố đối với năng lực của nhiều Cty trong nước, yêu cầu vừa trượt Silo vừa kết hợp nâng mái nặng hàng trăm tấn. Khi đó, áp lực hết sức nặng nề vì đây là dự án lớn, quan trọng của Cty, bỏ thì phải chịu phạt, không có công ăn việc làm, mất uy tín, mua thiết bị công nghệ mới thì không có khả năng. Đứng trước tình hình đó, nhiều người gợi ý là bỏ cuộc, nhưng Cty vẫn quyết tâm làm.  Tập hợp anh em, mọi nguồn lực, kinh nghiệm, mày mò, làm thử trong vòng hơn 3 tháng và vượt qua sự thách đố của nhà thầu chính, thực sự thành công, nhà thầu chính cũng như chủ đầu tư phải thán phục. Bản thân phương pháp thi công của Cty cũng nhận được Bằng độc quyền sáng chế do Cục SHTT cấp. Lúc đó không có đầu lanh, không có trái tim nóng, tai nghe, mắt thấy và sự đoàn kết thì có lẽ bây giờ Cty 9 đã khác.

Vâng. Với nền tảng vững chắc và những sáng tạo, linh hoạt của Phạm Văn Hải, của Vinaconex tôi tin về sự kế tục và phát triển mạnh mẽ của họ, của tương lai, của thế hệ trẻ.

Theo DĐDN (QT)

Ý kiến của bạn

Thương hiệu vật liệu xây dựng