DOITHUONG247 - CỔNG THÔNG TIN TRÒ CHƠI ĐỔI THƯỞNG

Thông báo Việc làm Hỏi đáp chuyên ngành

Doanh nghiệp

Hà Nam: Nhiều doanh nghiệp xây dựng gặp khó khăn do giá vật liệu xây dựng tăng cao

03/11/2023 - 11:35 SA

Giá vật liệu xây dựng tăng cao so với giá quy định của Nhà nước, chủ đầu tư nợ đọng vốn kéo dài… dẫn tới nhiều doanh nghiệp trong ngành Xây dựng đang gặp khó khăn. Tại Hà Nam, nhiều doanh nghiệp xây dựng đang bên bờ vực phá sản rất cần hỗ trợ của các ngành chức năng tháo gỡ khó khăn để ổn định sản xuất, kinh doanh.
Chuyên kinh doanh xây dựng các công trình dân dụng, nhưng trong năm 2023, Công ty TNHH Xây dựng và Thương mại Khánh Hưng (Bình Lục) gặp rất nhiều khó khăn. Hiện nay, tổng nguồn vốn chủ đầu tư nợ doanh nghiệp nhiều năm nay lên tới 30 - 40 tỷ đồng, nhiều công trình đã hoàn thành bàn giao cho chủ đầu tư sử dụng nhiều năm qua nhưng vẫn chưa thanh toán được.

Ông Nguyễn Văn Hưng, Giám đốc Công ty TNHH Xây dựng và Thương mại Khánh Hưng phân tích, doanh nghiệp hiện nay đang gặp nhiều khó khăn khi chủ đầu tư nợ đọng vốn, giá vật liệu xây dựng tăng, trong khi đó giá quy định của Nhà nước lại thấp. Có những công trình nợ đọng 5 - 6 năm nay chưa thanh toán được hết vốn, trong khi đó nguyên vật liệu đầu vào, công trả người lao động đều phải thanh toán ngay. Trong thời gian này, công ty sẽ cố gắng hoàn thiện các công trình đang thi công dở dang, bảo đảm theo đúng tiến độ đã cam kết với chủ đầu tư, còn lại việc nhận thầu thêm công trình mới sẽ phải cân nhắc kỹ càng do doanh nghiệp đang gặp khó khăn về thu hồi công nợ.

Cũng như Công ty TNHH Xây dựng và Thương mại Khánh Hưng, Công ty TNHH BT Thịnh Cường (Kim Bảng) chuyên cung cấp bê tông tươi cho các công trình cũng gặp rất nhiều khó khăn khi khách hàng nợ đọng vốn. Hiện nay, một số doanh nghiệp trong ngành Xây dựng gọi điện đặt hàng bê tông tươi nhưng đơn vị không dám nhận lời do lo nợ vốn kéo dài, trong khi đó lương công nhân, vật tư đầu vào như đá, cát phải trả tiền ngay. Theo lý giải của nhiều doanh nghiệp xây dựng, khi chủ đầu tư nợ đọng vốn, nguyên liệu bê tông của nhà cung cấp vật liệu cũng bị doanh nghiệp xây dựng nợ theo. Khi khách hàng nợ đọng nhiều, có thời gian cao điểm tiền nợ bê tông lên đến hàng chục tỷ đồng, trong đó có những khoản nợ sẽ kéo dài nhiều năm, gây khó khăn cho doanh nghiệp. Trong năm 2023, đơn vị đã phải thu gọn sản xuất, bởi nếu càng mở rộng, thì nợ đọng càng lớn, càng gặp khó khăn.
 
doithuong247
Thi công đường giao thông ở xã Mộc Bắc, thị xã Duy Tiên.

 
Ngoài chủ đầu tư nợ vốn, các doanh nghiệp xây dựng đang chịu ảnh hưởng của giá vật liệu xây dựng tăng cao. Nếu so với giá Nhà nước công bố, nhiều loại vật liệu xây dựng có giá chênh lệch 10 - 20%. Tính đến năm 2023,  tăng khoảng 70% so với năm 2020;  chững lại trong mấy tháng gần đây song vẫn tăng khoảng 35 - 40%; giá nhựa đường, , cát đổ nền, gạch lát đường… tăng khoảng 30 - 35% so với cuối năm 2021.  tăng cao, tăng liên tục, nhưng việc điều chỉnh giá của cơ quan chức năng lại chậm dẫn tới nhiều doanh nghiệp xây dựng có tâm lý thi công cầm chừng để chờ hướng dẫn điều chỉnh bù giá vật liệu xây dựng. Nhiều doanh nghiệp trong ngành Xây dựng chia sẻ: Nếu như cuối năm 2022, nhiều doanh nghiệp nhận thầu công trình lúc đó giá vật liệu xây dựng còn thấp, sau đó đồng loạt giá vật liệu xây dựng tăng đột biến, có những loại tăng 30 - 40% khiến cho các doanh nghiệp gặp không ít khó khăn.

Thực tế cho thấy, trong nhiều năm qua, thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới, các xã trên địa bàn tỉnh đã đồng loạt thi công các công trình như đường giao thông, trường học, trụ sở, nhà văn hóa trung tâm… để đạt tiêu chí. Tuy nhiên, có nhiều xã chưa xác định được rõ hoặc chỉ chuẩn bị được một phần nhỏ nguồn vốn đầu tư đã khởi công xây dựng công trình dẫn tới khi làm xong không thanh toán cho nhà thầu theo kế hoạch. Nhiều doanh nghiệp đang có nguy cơ bên bờ vực phá sản hoặc mất khả năng thanh khoản do nguồn vốn đã đầu tư xây dựng các công trình chưa thu hồi được cùng với vốn vay ngân hàng không trả được.

Để tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp trong ngành Xây dựng, các ngành và địa phương cần tập trung khai thác các nguồn để trả nợ nhà thầu. Các cơ quan xây dựng đơn giá vật liệu xây dựng, bám sát việc tăng giá của thị trường vật liệu xây dựng để xây dựng mức giá quy định của Nhà nước phù hợp với giá thị trường. Đồng thời, Nhà nước cần sớm có chính sách bình ổn giá vật liệu xây dựng và điều chỉnh giá vật liệu xây dựng phù hợp với giá thị trường để giúp doanh nghiệp giảm bớt khó khăn, đẩy nhanh tiến độ thi công các công trình. Đối với các công trình đã làm xong, đưa vào sử dụng, chủ đầu tư bố trí nguồn vốn thanh toán cho nhà thầu, tránh tình trạng nợ đọng vốn kéo dài, khó khăn cho doanh nghiệp. Ngoài các giải pháp trên, khi khởi công xây dựng các công trình mới, chủ đầu tư cần xác định rõ nguồn vốn thanh toán, bảo đảm khả năng trả nợ cho doanh nghiệp theo kế hoạch đã cam kết, để không ảnh hưởng đến doanh nghiệp và công trình thi công, gây lãng phí nguồn vốn đầu tư.

VLXD.org (TH/ Báo Hà Nam)
 

Ý kiến của bạn

Thương hiệu vật liệu xây dựng