DOITHUONG247 - CỔNG THÔNG TIN TRÒ CHƠI ĐỔI THƯỞNG

Thông báo Việc làm Hỏi đáp chuyên ngành

Doanh nghiệp

Năm 2011: Doanh nghiệp khó khăn vì lãi suất

16/04/2011 - 03:38 CH

Năm 2011, tín dụng bị thắt lại ngay từ đầu năm để kiềm chế lạm phát, khiến mãi lực thị trường với hầu hết các ngành hàng cơ bản giảm mạnh.
Hầu hết DN đều đánh giá, năm 2011 là một năm khó khăn hơn so với năm 2010 dù kế hoạch kinh doanh đặt ra vẫn tăng trưởng về doanh thu, sản lượng hoặc tăng trưởng về lợi nhuận.


Năm 2011, tín dụng bị thắt lại ngay từ đầu năm để kiềm chế lạm phát, khiến mãi lực thị trường với hầu hết các ngành hàng cơ bản giảm mạnh.

Ông Nguyễn Ngọc Anh, Chủ tịch HĐQT CTCP SMC cho biết, tổng chi phí về lãi suất tín dụng cả năm 2010 lên tới 77,6 tỷ đồng, làm ảnh hưởng mạnh đến hiệu quả sản xuất - kinh doanh của Công ty.

Năm 2011, với tình hình lãi suất chưa có dấu hiệu giảm, SMC phải tập trung nguồn lực tài chính, sử dụng các biện pháp khác nhau để đảm bảo tài chính phục vụ nhu cầu nhập khẩu gia tăng.

Theo kế hoạch năm 2011, SMC đạt sản lượng 570.000 tấn, doanh thu 7.300 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế phấn đấu 100 tỷ đồng. Các con số này đều cao hơn mức thực hiện 2010 tương ứng là 540.000 tấn, 6.857 tỷ đồng doanh thu và 82,2 tỷ đồng lợi nhuận.

Sự kiện Tập đoàn Masan bán 10% cổ phần của CTCP Hàng tiêu dùng Masan cho đối tác nước ngoài với giá 220.000 đồng/CP là một ngoại lệ huy động vốn trên thị trường hiện nay. Ở mức giá này, với kế hoạch lợi nhuận sau thuế vừa sức 2.200 tỷ đồng năm 2011 thì P/E của cổ phiếu Hàng tiêu dùng Masan ở mức 15 lần, tính trên vốn điều lệ mới là gần 1.450 tỷ đồng.

Mức P/E này cao gấp đôi P/E của hầu hết cổ phiếu lớn niêm yết trên sàn. Năm 2011 là năm khó khăn của nền kinh tế, nhưng Masan vẫn dự kiến tăng trưởng lợi nhuận cao so với thực hiện năm 2010 là 1.500 tỷ đồng.

Kế hoạch năm 2011 của Tập đoàn Tân Tạo (ITA) chuẩn bị xin ý cổ đông là doanh thu đạt 3.128 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế 686 tỷ đồng, xấp xỉ với thực hiện năm 2010. Tuy nhiên, để thực hiện kế hoạch này, ITA phải xin hoãn thực hiện góp vốn ở một số dự án khác với số vốn lên gần 1.000 tỷ đồng.

Tập trung nguồn vốn cho dự án trọng điểm có khả năng mang lại hiệu quả ngay là xu hướng của các DN trong năm 2011 nhằm đối phó với tình hình thắt chặt tín dụng. Chi phí sử dụng vốn cao cộng với việc khó huy động vốn buộc DN phải cơ cấu lại nguồn vốn để sử dụng hiệu quả hơn.

CTCP Nhà Thủ Đức (TDH) đã quyết định bán hơn 360.000 cổ phiếu CII để thu hồi vốn tập trung cho các dự án bất động sản, khi mà kế hoạch phát hành trái phiếu chuyển đổi không hoàn thành trọn vẹn. Giá vốn cổ phiếu CII mà TDH đầu tư chỉ ở mức trên mệnh giá, dưới 15.000 đồng/CP. Việc hiện thực hóa lợi nhuận các khoản đầu tư tài chính giúp TDH chuẩn bị nguồn lực để đầu tư bất động sản năm nay và các năm tiếp theo.

Cũng trong mảng bất động sản, CTCP Tập đoàn Đất Xanh đặt kế hoạch lợi nhuận sau thuế năm 2011 rất khả quan, 80 tỷ đồng trên vốn điều lệ 160 tỷ đồng. Tuy nhiên, trong kế hoạch kinh doanh xin ý kiến ĐHCĐ, Đất Xanh xin ủy quyền HĐQT quyết định các vấn đề liên quan đến đầu tư và phân phối các dự án với số lượng và quy mô vốn không hạn chế. Việc ủy quyền "rộng rãi" này giúp HĐQT linh hoạt ứng phó với thay đổi của thị trường.

Năm 2010, do tình hình thị trường khó khăn, DXG đã hoãn phát hành trái phiếu và giãn tiến độ tăng vốn điều lệ từ 160 lên 320 tỷ đồng. Năm 2011, DXG sẽ phải huy động vốn để đầu tư cho dự án Suối Son mà tập đoàn này góp 49% vốn đầu tư và cam kết sẽ huy động vốn để cho dự án này vay triển khai đầu tư. Dự án Suối Son có giá kinh doanh dưới 4 triệu đồng/m2 tùy hạng mục, rất phù hợp với phân khúc thị trường thu nhập trung bình.

ĐHCĐ của CTCP Đầu tư và kinh doanh nhà Khang Điền (KDH) diễn ra chiều hôm qua cũng đặt ra kế hoạch doanh thu 871 tỷ đồng, tăng 12%; lợi nhuận sau thuế 206 tỷ đồng, tăng 18% so với thực hiện năm 2010.

Tuy khó khăn hơn, nhưng năm 2011 là năm mà chính sách vĩ mô đã có định hướng rõ ràng, không còn tình trạng nước đôi như năm 2010. DN có thể chủ động lường trước khó khăn để xác định phương án phòng thủ cũng như xây dựng phương án kinh doanh phù hợp.

Mặc dù không quá lạc quan nhưng diễn biến mùa ĐHCĐ cho đến thời điểm này cho thấy, số công ty đặt kế hoạch lợi nhuận bằng hoặc tăng trưởng cao hơn năm trước vẫn chiếm đa số. Kế hoạch này đã tính đến những khó khăn của kinh tế vĩ mô. Đây là điều kiện quan trọng cho sự phục hồi của TTCK hy vọng sẽ đến trong năm nay.

NQ_Theocophieu68.com

Ý kiến của bạn

Thương hiệu vật liệu xây dựng