Cơ hội cho ngành thép
Cuối năm 2013, ngành thép chứng kiến một số đại gia lãi sau thuế tăng hàng chục cho đến trên một trăm phần trăm. Giá tăng đột biến cũng giúp nhiều ông chủ đặt chân vào top những đại gia giàu nhất sàn chứng khoán năm qua.
Theo báo cáo tài chính 2013, lợi nhuận sau thuế của tập đoàn
(HPG) đạt 1.954 tỷ đồng, tăng 96,6% so với 2012, Tập đoàn Hoa Sen lãi
558 tỷ tăng 42%, trong khi Cty CP Tập đoàn Thép Tiến Lên lãi 114 tỷ,
tăng tới 174%.
Theo ông Nguyễn Trung Hòa, Phó giám đốc Khối phân tích khách hàng cá
nhân tại Cty Chứng khoán MayBank Kim Eng (MBKE), hiện các Cty
vẫn phải đối mặt với nhiều khó khăn. “Thời gian qua, ngân hàng mới chỉ
áp trần lãi huy động xuống 6%, mức lãi cho vay vẫn còn phụ thuộc vào
thỏa thuận giữa nhà băng và doanh nghiệp. Trong ngắn hạn, lãi suất cho
vay cũng chưa thể giảm ngay nên cũng không hỗ trợ nhiều cho các Cty
thép”, ông Hòa cho biết.
Ông Hòa kỳ vọng doanh thu bán hàng của các Cty có thể cải thiện trong
năm nay, tạo dòng tiền để tái cơ cấu lãi vay và góp phần củng cố lợi
nhuận 2014. Lợi thế của lĩnh vực sản xuất thép tại Việt Nam hiện thời là
chi phí như thuế, nhân công, điện, nước đều rẻ hơn so với nước ngoài.
Do vậy ngoài thị trường trong nước, các Cty cũng có thể mở rộng xuất
khẩu.
“Tiềm năng ngành thép gắn liền với thị trường ,
hiện lĩnh vực này cũng được cải thiện. Do vậy trong thời gian tới, các
Cty thép vẫn còn nhiều cơ hội. Trường hợp xuất khẩu, để tránh các vấn đề
liên quan đến bán phá giá, doanh nghiệp thép cần tránh tập trung vào
một thị trường nhất định với khối lượng ồ ạt mà nên mở rộng sang nhiều
quốc gia khác nhau”, ông Hòa nhận định.
Thị trường thép Việt Nam đang ấm dần.
Đối phó với thép nhập khẩu giá rẻ
Về câu chuyện thép giá rẻ Trung Quốc tràn vào Việt Nam, ông Hồ Nghĩa
Dũng, Chủ tịch Hiệp hội thép Việt Nam (VSA) khẳng định đây không phải là
câu chuyện của riêng Việt Nam mà thực chất diễn ra rất gay gắt tại thị
trường các nước Đông Nam Á. Trung Quốc hiện là nước sản xuất thép lớn
nhất thế giới, chiếm 48% sản lượng thép của thế giới.
Năm 2013, theo thống kê, Trung Quốc sản xuất khoảng 780 triệu tấn trên năng lực sản xuất là 1,3 tỷ tấn.
Như vậy, Trung Quốc đang phải đối mặt với sự mất cân đối giữa cung và
cầu tại thị trường nội địa, từ đó phải tìm cách xuất khẩu thép ra thị
trường nước ngoài, đặc biệt là các nước khu vực, trong đó có Việt Nam là
nước nằm ngay cạnh rất thuận lợi cho việc vận chuyển.
Đây chính là chính sách chung của Trung Quốc trong việc xuất khẩu thép
sang các nước ASEAN, trong đó có Việt Nam. Để thâm nhập vào các nước
trong khu vực ASEAN, thép Trung Quốc sẽ hạ giá đủ để cạnh tranh với thép
nội địa của các nước trong khu vực.
Trở lại câu chuyện thép trong nước, chúng ta có thể khẳng định, giá
thành của các doanh nghiệp thép trong nước hiện tại cũng khá cạnh tranh
và không cao. Thực tế các doanh nghiệp thép của chúng ta đã đầu tư và
hiện đại hóa trang thiết bị để sản xuất những sản phẩm có giá thành cạnh
tranh được với thị trường trong nước, khu vực và thế giới.
Đối với thép Trung Quốc nhập khẩu giá rẻ vào Việt Nam cũng có một số
biểu hiện gian lận về thương mại mà VSA cùng các doanh nghiệp thép đang
phối hợp với các cơ quan chức năng tìm giải pháp để giải quyết vấn đề
này.
Trong khó khăn chung của ngành thép vẫn có nhiều doanh nghiệp thép vươn
lên hoạt động rất tốt như Tôn Hoa Sen, Liên doanh thép Việt-Úc,
Việt-Nhật, thép Hòa Phát…
Đây chính là những doanh nghiệp đã đầu tư nâng cao năng lực, chất lượng sản phẩm và hiệu quả sản xuất.
Bài học cho các doanh nghiệp thép hiện nay là cần tổ chức lại thị
trường, tái cơ cấu sản xuất để nâng cao chất lượng và sức cạnh tranh cho
doanh nghiệp.
Hiệp hội thép đã có kiến nghị quan trọng là Chính phủ phải tạo ra được
thị trường cho thép bằng cách phát triển mạnh mẽ thị trường bất động
sản, thị trường xây dựng, thị trường cơ khí chế tạo sử dụng nhiều thép.
Khi Chính phủ thực hiện thành công những giải pháp này chính là tạo ra
cơ hội tốt cho thị trường thép phát triển.
Một vấn đề khác quan trọng khác là cần tập trung quản lý phát triển
ngành thép theo đúng quy hoạch, đặc biệt là việc thực hiện quy hoạch;
trong đó lưu ý tới sự phối hợp tốt với các địa phương để thực hiện các
danh mục dự án cho phù hợp.
Vấn đề vô cùng quan trọng nữa là trong xu thế hội nhập vẫn cần có những
giải pháp về hàng rào kỹ thuật hợp pháp, hợp lý để bảo vệ sản xuất trong
nước và khuyến khích sản xuất chống gian lận thương mại trong quan hệ
mua bán đối với các doanh nghiệp nước ngoài, qua đó tạo ra sự lành mạnh
cho thị trường thép, tạo niềm tin cho các nhà đầu tư tiếp tục đầu tư mở
rộng sản xuất trong thời gian tới.
Nguồn: /Báo Xây dựng