DOITHUONG247 - CỔNG THÔNG TIN TRÒ CHƠI ĐỔI THƯỞNG

Thông báo Việc làm Hỏi đáp chuyên ngành

Doanh nghiệp

TPP: Thách thức và cơ hội để doanh nghiệp hoàn thiện hơn

08/01/2016 - 02:55 CH

Cả doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đang có những bước chuẩn bị để tham gia cuộc chơi TPP. Theo đánh giá chung của các DN, TPP là thách thức, nhưng cũng là cơ hội để doanh nghiệp hoàn thiện hơn, tăng sức cạnh tranh và hội nhập.

Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) dự kiến sẽ đi vào thực hiện từ năm 2018. Khi TPP có hiệu lực sẽ ảnh hưởng lớn đến nhiều ngành nghề, lĩnh vực của Việt Nam, trong đó có ngành vật liệu xây dựng.

Theo đánh giá của các chuyên gia trong ngành, kiến trúc xanh được kỳ vọng sẽ là xu thế chủ đạo trong tương lai, đặc biệt là khi TPP có hiệu lực.

Là doanh nghiệp sản xuất xi măng duy nhất trong nước có 6 sản phẩm được công nhận sản phẩm xanh, ông Nguyễn Công Minh Bảo, Giám đốc Phát triển bền vững của Holcim cho biết: “Là tập đoàn đa quốc gia, sản phẩm xanh của Holcim được phát triển trên nền sản xuất chung. Có thể việc phát triển sản phẩm xanh của Holcim tại thị trường Việt Nam hơi sớm, vì thị trường vẫn chưa sẵn sàng tiếp nhận sản phẩm này, nhưng khi TPP có hiệu lực, Holcim đã có sẵn sản phẩm để hội nhập, mà không mất thời gian chuẩn bị cho vấn đề này”.

Cũng theo ông Bảo, dù còn hạn chế, nhưng công trình xanh cũng đã xuất hiện ở Việt Nam và đang có xu hướng được nhiều chủ đầu tư quan tâm. Để đạt được chứng chỉ xanh, thì việc dùng xi măng đạt tiêu chuẩn xanh cũng góp một phần tỷ lệ không nhỏ trong cơ cấu vật liệu xây dựng. Đây được xem lợi thế cho các dòng sản phẩm xanh của Holcim.

Trong khi đó, bà Kate Nguyen, Quản lý vùng của Công ty Bvzasia Việt Nam, đơn vị phân phối độc quyền cho Glen Raven - tập đoàn sản xuất các loại vải trang trí nội, ngoại thất cao cấp cho biết: “Doanh thu bình quân mỗi năm tại Việt Nam đạt khoảng 5 - 6 triệu USD. Khi TPP có hiệu lực, giá thành sẽ giảm hơn, nên Glen Raven sẽ hạ giá để bán đại trà trong cộng đồng. Sản phẩm của Glen Raven được biết đến nhiều nhất tại Việt Nam là Sunbrella vải, chiếm 70% thị phần sản phẩm cao cấp và chiếm 20% thị phần mái che du thuyền.

 

  doithuong247
Các doanh nghiệp ngành thép đang chủ động đối phó với áp lực cạnh tranh trước xu hướng hội nhập.


Không chỉ các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, các doanh nghiệp trong nước cũng đã có những bước chuẩn bị để đối phó với hàng ngoại nhập một khi TPP có hiệu lực.

Đại diện của Tổng công ty Công nghiệp Xi măng Việt Nam (VICEM) cho biết, hiện doanh nghiệp đã có kế hoạch cụ thể, rõ ràng cho từng vấn đề. TPP là thách thức, nhưng cũng là cơ hội để doanh nghiệp hoàn thiện hơn, tăng sức cạnh tranh và hội nhập.

Tương tự, Xi măng FICO cũng đã gia tăng thị phần với mức tăng bình quân mỗi năm 10% và đang chuẩn bị thị trường đầu ra và tài chính cho dây chuyền 2.

Trong nhóm gạch ốp lát, ông Nguyễn Quang Huy, Chủ tịch HĐQT Công ty Gạch CMC cho biết: “Nhóm ngành gạch ốp lát đã trải qua nhiều khó khăn trong những năm trước và luôn phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt từ gạch nhập lậu Trung Quốc. Tuy nhiên, chúng tôi chấp nhận cuộc đua bằng việc củng cố thị phần trong nước và duy trì chất lượng cao và đa dạng hóa mẫu mã của sản phẩm”.

Trên lĩnh vực sản xuất thép xây dựng, được cho là dễ bị tổn thương khi Việt Nam tham gia các hiệp định thương mại tự do, nhưng các tên tuổi như Hòa Phát, Pomina cũng khá tự tin.

Ông Đỗ Duy Thái, Chủ tịch HĐQT Công ty Thép Việt, công ty mẹ của Pomina cho biết: “Pomina không ngại cạnh tranh, chỉ ngại cạnh tranh không lành mạnh. Pomina là dòng sản phẩm cao cấp, dây chuyền tiêu tốn điện năng thấp nhất tại Việt Nam hiện nay. Công ty cũng đa dạng sản phẩm, phù hợp với các công trình yêu cầu chất lượng cao và có chế độ hậu mãi tốt. Vì thế, chẳng có vấn đề gì phải ngại hay sợ TPP cả”.
 

Theo Đầu tư BĐS

Ý kiến của bạn

Thương hiệu vật liệu xây dựng