DOITHUONG247 - CỔNG THÔNG TIN TRÒ CHƠI ĐỔI THƯỞNG

Thông báo Việc làm Hỏi đáp chuyên ngành

Đầu tư - Chứng khoán

Thị trường điện cạnh tranh : Cần cơ chế kiểm soát độc quyền

27/04/2011 - 09:04 SA

Từ 1/7/2011, thị trường phát điện cạnh tranh sẽ vận hành thí điểm. DĐDN có cuộc trao đổi với PGS TS Đàm Xuân Hiệp - Tổng thư ký Hội Điện lực Việt Nam, Hiệu trưởng Trường Đại học Điện lực xung quanh vấn đề này.
Ông Hiệp cho biết, thị trường điện Việt Nam sẽ phát triển theo 3 cấp độ, trong đó cấp độ 1 là thị trường phát điện cạnh tranh (giai đoạn 2005 - 2014), cấp độ 2 là thị trường bán buôn điện cạnh tranh (giai đoạn 2015 - 2022) và cấp độ 3 là thị trường bán lẻ điện cạnh tranh (giai đoạn sau 2022).

Với tư cách là một nhà khoa học trong lĩnh vực kinh tế năng lượng, ông có nhận xét gì về quyết định vận hành thí điểm thị trường phát điện cạnh tranh vào thời điểm này ?

Việc vận hành thị trường phát điện cạnh tranh là vấn đề lâu nay đã đưa ra bàn luận rất nhiều. Tôi cho rằng, sau nhiều năm vận hành theo cơ chế độc quyền, thị trường buộc phải dừng lại để quan sát, xem xét thêm hoặc hoàn chỉnh về mặt pháp lý, cơ chế. Đối với một nước chậm phát triển như Việt Nam, ngoài hành lang pháp lý, tiêu chuẩn pháp lý thì tiêu chuẩn về kỹ thuật cũng rất quan trọng. Để có thể đáp ứng ngay nhu cầu của thị trường, chúng ta cần phải có một hệ thống kỹ thuật tốt mới có thể vận hành được.

Trước đây, không phải tự nhiên mà người ta nói ngành điện độc quyền “tự nhiên”. Nói độc quyền “tự nhiên” bởi gói cả 3 khâu phát điện, truyền tài và phân phối cùng ở trong một Cty mẹ là EVN. Tuy nhiên, đến nay, ngành điện đã nảy sinh nhiều bất cập, nên Nhà nước ta mới có chủ trương thị trường hóa.

Vốn phải chăng là nguyên nhân chính khiến ngành điện không thể tư nhân hóa, thưa ông ?

 Nói đến vấn đề này phải hiểu được bản chất của kỹ thuật ngành điện và kinh tế. Để đầu tư một nhà máy điện, phải tốn từ 3 đến 500 triệu USD. Đối với các “đại gia” của VN nói theo đúng nghĩa, cũng không đủ tiền để đầu tư một cái nhà máy lớn đến thế. Vì vậy, nếu thả ra, chưa chắc họ làm được. Thực tế, những “đại gia” có từ 5 đến 7 triệu USD ở VN không nhiều, mà chắc gì đã “mặn mà” với ngành điện bởi phải bỏ ra một số vốn rất khổng lồ. Chính vì vậy, việc hô hào cạnh tranh để tiến đến cạnh tranh bán buôn, cạnh tranh bán lẻ là cả một quá trình dài. Vấn đề là làm sao để người tiêu dùng được hưởng một mức giá hợp lý, và không để “anh” độc quyền thao túng thị trường, đẩy giá lên.

Nhưng để giải quyết vấn đề một mình EVN đóng cả 3 vai đang là bài toán khó giải không chỉ cho các cơ quan quản lý mà còn cho chính EVN. Ông có "cao kiến" gì ?

Đây là câu hỏi đã được đăt ra từ lâu. Nó không phải cho riêng EVN mà cho bất kỳ Cty điện nào trên thế giới một khi nó muốn đưa vào áp dụng mô hình cạnh tranh. Đó cũng là lý do cho quá trình đang tiến tới cạnh tranh của thị trường điện VN mà Chính phủ đã phê duyệt lộ trình theo 3 giai đoạn. Theo lộ trình này, đầu tiên là cạnh tranh phát, tiếp đến là cạnh tranh bán buôn và cuối cùng là cạnh tranh bán lẻ. Ngay bản thân EVN cũng đã thành lập Ban thị trường điện từ mấy năm nay để lo chuyện này. Ngoài ra, lý do ra đời của Cục điều tiết của các nước cũng nhằm mục đích đó và VN cũng đã thành lập.

Hiện chúng ta đang bắt đầu triển khai giai đoạn cạnh tranh phát. Đồng thời cũng đã tách độc lập khối truyền tải cũng như thành lập các TCty phân phối, sắp tới sẽ thành lập các TCty phát... Theo quan sát của tôi, hiện EVN đang khẩn trương thực hiện quá trình tái cơ cấu theo chỉ đạo của Chính phủ và Bộ Công Thương. Tôi nghĩ với nhịp độ như vậy quá trình cạnh tranh và thị trường hóa có thể về đúng thời hạn quy định của Chính phủ, đương nhiên với điều kiện là có sự chuẩn bị tốt của EVN về cơ sở hạ tầng.

Theo đề án thị trường phát điện cạnh tranh, các nhà máy điện có công suất từ 30 MW trở lên đấu nối vào lưới điện quốc gia sẽ được tham gia cạnh tranh phát điện theo các hình thức: trực tiếp giao dịch (chào giá cạnh tranh trực tiếp) và gián tiếp giao dịch (do các đơn vị khác chào thay hoặc công bố sản lượng điện phát). Điều này sẽ gây bất lợi như thế nào với các nhà máy điện nhỏ và vừa công suất dưới 30 MW, phổ biến ở khu vực miền Trung và Tây Nguyên, thưa ông ?

Bất lợi, đó là điều dễ thấy nhưng không đơn giản khắc phục ngay. Cần lưu ý rằng đây là giai đoạn thí điểm. Trong thực tế, việc định ra giới hạn công suất được tham gia chào giá luôn tồn tại không riêng gì nước ta mà bất kỳ một thị trường điện nào. Vấn đề là ngưỡng công suất tham gia là bao nhiêu.

Ở nước ta, trên cơ sở thực tế của hệ thống điện cũng như các tính toán và cân nhắc, người ta đưa ra mức công suất là 30 MW. Một khi hạ mức này, tính phức tạp trong điều độ hệ thống chắc chắn sẽ tăng đáng kể, đặc biệt liên quan đến hạ tầng (về công nghệ thông tin truyền thông, hệ đo đếm cũng như điều khiển, v.v.). Một điều rõ ràng là, trình độ KHCN càng cao (hoặc kinh nghiệm vận hành thị trường càng nhiều), ngưỡng này càng thấp. Ví dụ một số nước hiện họ định mức này là 20 MW. Tôi tin rằng trong tương lai mức này có thể sẽ hạ hơn nữa.

Để thị trường điện cạnh tranh hoạt động hiệu quả, cần phải tách công ty mua bán điện và Trung tâm điều độ hệ thống điện quốc gia ra khỏi EVN. Nhưng tới thời điểm này, khi thị trường sắp đi vào vận hành, điều này vẫn chưa thực hiện được, thưa ông ?

Về mặt lý thuyết, việc tách là cần thiết để đảm bảo sự lành mạnh, tính hiệu quả cũng như sự minh bạch của hoạt động thị trường. Có vẻ như vẫn còn thời gian, bởi theo lộ trình, phải đến năm 2015 mới là thời hạn chót của giai đoạn thứ nhất mà Chính phủ đã quy định. Trong giai đoạn này, thực sự còn rất nhiều việc cần làm và tiêu chí quan trọng để đánh giá sự thành công cho giai đoạn thứ nhất phải là thực hiện việc cạnh tranh khâu phát.

Khi EVN vừa là bên mua, bên bán vừa là bên điều độ, theo ông làm thế nào để hạn chế độc quyền của EVN ?

Không phải là hạn chế độc quyền mà là hạn chế các mặt không tích cực của độc quyền. Trong thực tế, độc quyền trong ngành điện từng được xem là tự nhiên do đặc tính của “kinh tế quy mô”; nhưng vì nhiều lý do khác nhau, đặc biệt là sự phát triển của khoa học kỹ thuật mà cái gọi là tự nhiên đó không còn đúng nữa. Tuy nhiên để thực hiện cạnh tranh thì phải hội tụ đủ các điều kiện cho nó. Vì vậy, một khi chưa thể có cạnh tranh hoàn toàn thì chúng ta phải có các cơ chế, quy chế nhằm kiểm soát độc quyền như các nước vẫn thường làm. Ví dụ buộc phải công khai các thông tin, buộc phải có sự kiểm tra kiểm toán độc lập. Các thông tin thường được quan tâm như suất tiêu hao nhiên liệu, tiêu hao nước, giá mua nhiên liệu, tiêu hao khởi động, v.v. Để thực hiện đầy đủ và chính xác quá trình minh bạch thông tin, có thể cần phải có một ủy ban hoặc hội đồng thẩm định riêng là những chuyên gia do Chính phủ chỉ đạo như cách làm của Hàn Quốc.

Xin cảm ơn ông!

PT_Theo DDDN

Ý kiến của bạn

Thương hiệu vật liệu xây dựng