DOITHUONG247 - CỔNG THÔNG TIN TRÒ CHƠI ĐỔI THƯỞNG

Thông báo Việc làm Hỏi đáp chuyên ngành

Thị trường VLXD

Giá thép trong nước có nhiều tín hiệu phục hồi

04/10/2024 - 10:57 SA

Chứng khoán MB (MBS)  nhìn nhận giá thép trong nước có nhiều tín hiệu phục hồi nhờ áp lực từ thép Trung Quốc giảm khi Trung Quốc đã tung ra hàng loạt các biện pháp kích thích kinh tế mới nhằm vực lại thị trường Bất động sản của nước này.
Theo MBS, giá thép trong nước có nhiều tín hiệu phục hồi nhờ áp lực từ thép Trung Quốc giảm khi nước này đã tung ra hàng loạt các biện pháp kích thích kinh tế mới nhằm vực lại thị trường bất động sản.
 
doithuong247
Giá thép trong nước có nhiều tín hiệu phục hồi nhờ áp lực từ thép Trung Quốc giảm

Trong quý 3/2024, ngành thép gặp nhiều bất lợi trong bối cảnh áp lực giảm giá từ thép Trung Quốc tăng mạnh do nhu cầu yếu tại nước này và các thị trường xuất chính như EU, Mỹ có động thái điều tra chống bán phá giá.

Trong báo cáo cập nhật mới đây, Chứng khoán MB (MBS) cho biết nhu cầu nội địa trở thành điểm sáng trong bối cảnh tiêu thụ nội địa tăng trưởng 20% so với cùng kỳ nhờ đóng góp của Thép xây dựng với mức tăng 25%.

Những con số này không chỉ đến từ sự phát triển của nguồn cung nhà ở mà còn nhờ vào việc đẩy mạnh giải ngân đầu tư công, đặc biệt là các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng lớn.

Theo CBRE, nguồn cung căn hộ tại Hà Nội và TP.HCM sẽ tăng lần lượt 30% và 20% so với cùng kỳ. Hơn nữa, kế hoạch giải ngân đầu tư công tiếp tục tăng trưởng 12% so với cùng kỳ với giá trị khoảng 638.000 tỷ đồng khi Chính phủ tập trung đẩy mạnh xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông phục vụ phát triển kinh tế.

Nhờ những dự án này, các doanh nghiệp trong ngành đã duy trì được sản xuất ổn định và cải thiện lợi nhuận đáng kể.

MBS đánh giá, biên lợi nhuận gộp toàn ngành có thể cải thiện trong quý 3 nhờ giá nguyên vật liệu như than, quặng giảm lần lượt 17% và 12% trong khi giá Thép xây dựng giảm 9% so với cùng kỳ.

Về triển vọng thời gian tới, MBS nhìn nhận giá thép trong nước có nhiều tín hiệu phục hồi nhờ áp lực từ thép Trung Quốc giảm khi Trung Quốc đã tung ra hàng loạt các biện pháp kích thích kinh tế mới nhằm vực lại thị trường Bất động sản của nước này.

Cụ thể, để tháo gỡ khó khăn của thị trường Bất động sản, Trung Quốc vừa thực hiện hàng loạt các biện pháp cứu trợ như hạ lãi suất cho vay đối với các khoản thế chấp, nới lỏng các quy định về mua căn nhà thứ 2, mua lại nguồn cung căn hộ dư thừa...

Cùng với các chính sách cứu trợ Bất động sản, Trung Quốc còn tung nhiều giải pháp kích thích thị trường tài chính như giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc (RRR) 0,5%, giảm lãi suất 7 ngày 20 điểm cơ bản xuống còn 1,5%, cắt giảm lãi suất cho vay mua nhà, hạ tỷ lệ trả trước khi mua nhà xuống còn 15%...

Những nỗ lực này có thể khiến giá thép Trung Quốc phục hồi và làm giảm lợi thế về thép nhập khẩu từ Trung Quốc vào Việt Nam. Tín hiệu phục hồi từ thị trường Trung Quốc được đánh giá sẽ thúc đẩy "mùa xuân" đến sớm hơn với doanh nghiệp thép trong quý 4/2024.

Nguồn: cafeland

Thương hiệu vật liệu xây dựng