DOITHUONG247 - CỔNG THÔNG TIN TRÒ CHƠI ĐỔI THƯỞNG

Thông báo Việc làm Hỏi đáp chuyên ngành

NGHIÊN CỨU - ỨNG DỤNG

Sinh viên Ấn Độ chế tạo gạch từ rác thải nhựa

27/11/2019 - 02:07 CH

Abhishek Banerjee, 22 tuổi, chế tạo gạch từ rác thải nhựa, mỗi viên giá 6 rupee (khoảng 2.000 đồng), rẻ gần một nửa so với gạch làm từ đất sét.
Khi Abhishek Banerjee, sinh viên Đại học Jadavpur, thành phố Kolkata, đến thăm lò gạch truyền thống năm 2016, anh bất ngờ trước những gì chứng kiến. Trong chuyến đi thực địa đó, tôi thấy công nhân bị đối xử bất công, điều kiện làm việc trong lò gạch thiếu an toàn, mọi người đào đất sét bằng tay không, Banerjee nhớ lại.

Tìm hiểu thêm, Banerjee nhận ra hơn 14.000 lò gạch tại Ấn Độ đang thải nhiều bụi, khí SO2, gây các bệnh về đường hô hấp ở người và hạn chế quá trình phát triển của động, thực vật địa phương. Một nghiên cứu ước tính các lò gạch tại Ấn Độ đốt cháy 15 - 20 triệu tấn than một năm, thải ra hơn 40 triệu tấn khí CO2 dẫn đến tình trạng nóng lên toàn cầu.
 
doithuong247
Gạch Plastiqube được làm từ rác thải nhựa.

Sau chuyến đi thực địa, Banerjee bắt đầu nghiên cứu giải pháp thay thế các lò gạch và mang lại lợi ích cho xã hội. Chàng trai 22 tuổi đã chế tạo sản phẩm gạch làm từ rác thải nhựa, đặt tên là Plastiqube.

Cùng với ba sinh viên Agnimitra Sengupta, Ankan Podder và Utsav Bhattacharyya, Banerjee thành lập doanh nghiệp Qube vào năm 2017. Đại học Jadhavpur đã hỗ trợ nhóm sinh viên thực hiện dự án.

Banerjee và nhóm của anh phối hợp với những người thu gom rác ở bang Tây Bengal để thu nhặt rác thải nhựa gồm chai nước, túi nylon. Các sản phẩm được làm sạch, cắt nhỏ và ép thành khối.

Mỗi viên gạch plastiqube giá 6 rupee (khoảng 2.000 đồng), rẻ hơn gạch làm từ đất sét (giá 10 rupee). Không giống như gạch truyền thống, plastiqube có thể loại bỏ lò nung ra khỏi quy trình sản xuất và không cần dùng vữa để xây dựng.

Plastiqube có thể hiểu giống những viên lego, có các rãnh ở hai mặt trên, dưới và ghép nhiều viên với nhau, Banerjee giải thích.

Nam sinh ngành Kỹ thuật khẳng định plastiqube thải ra khí CO2 thấp hơn so với gạch truyền thống, giảm 70% năng lượng cần có để tạo ra sản phẩm. Mỗi viên gạch chứa 1,6 kg rác thải nhựa, hiện được thử nghiệm khả năng chống cháy và độ bền.

Sản phẩm plastiqube đã đưa Banerjee lọt vào chung kết cuộc thi Young Champions of the Earth 2018 của Liên Hợp Quốc. Năm 2019, Banerjee và ba người bạn được vinh danh trong top 30 gương mặt dưới 30 tuổi nổi bật châu Á do tạp chí Forbes bình chọn.

VLXD.org (TH/ CNN)

Ý kiến của bạn

Thương hiệu vật liệu xây dựng