DOITHUONG247 - CỔNG THÔNG TIN TRÒ CHƠI ĐỔI THƯỞNG

Thông báo Việc làm Hỏi đáp chuyên ngành

NGHIÊN CỨU - ỨNG DỤNG

Xử lý nền đất yếu bằng Cọc xi măng - đất (P3)

20/02/2015 - 06:25 CH

Công nghệ Cọc xi măng - đất đã được nghiên cứu và phổ biến rộng rãi trên thế giới và được xem là một trong những công nghệ xử lý nền đem lại hiệu quả kinh kết lớn, và đặc biệt phù hợp với điều kiện địa chất phổ biến trên lãnh thổ Việt Nam. Trong loạt bài viết này, chúng tôi sẽ lần lượt giới thiệu về công nghệ này cùng những đặc điểm ưu việt.
>> Xử lý nền đất yếu bằng Cọc xi măng - đất (P1)
>> Xử lý nền đất yếu bằng Cọc xi măng - đất (P2)

Phần 3. Công nghệ trộn khô trong thi công cọc xi măng - đất

Công nghệ này sử dụng cần khoan có gắn các cánh cắt đất, chúng cắt đất sau đó trộn đất với xi măng khô (có hoặc không có chất phụ gia) bơm theo trục khoan để tạo thành một trụ - cọc đất xi măng. Ngoài xi măng, các loại bột khô và các thành phần kích thước hạt nhỏ hơn 5mm cũng có thể được sử dụng. Chủng loại và chất lượng của hỗn hợp được sử dụng là độc lập với các tính chất của nền đất yếu cũng như yêu cầu cơ học của đất được xử lý. Theo từng loại đất mà thiết kế hàm lượng xi măng phù hợp. Thiết bị máy có hệ thống tự động cân chỉnh độ thẳng đứng cần khoan cũng như cung cấp các số liệu chính xác và liên tục về chiều sâu , tốc độ rút cần và tốc độ xoay cần khoan.

 
Hình - Hình ảnh trục và các tia trộn khô

Quy trình thi công theo công nghệ trộn khô có thể theo 5 bước sau:

Bước 1: Định vị máy khoan vào đúng vị trí khoan cọc bằng máy toàn đạc điện tử.

Bước 2: Bắt đầu khoan, mũi khoan đi xuống độ sâu theo thiết kế đồng thời phá tơi đất.

Bước 3: Bắt đầu phun xi măng và trộn đều vào đất trong khi mũi khoan đang đi lên.

Bước 4: Hành trình khoan xoay bơm và trộn đều xi măng vào đất lưu lượng đúng thiết kế.

Bước 5: Kết thúc thi công cọc xi măng đất theo đúng độ sâu theo thiết kế.

 
Hình – Sơ đồ công nghệ trộn khô


Hình - Thi công cọc xi măng đất bằng công nghệ trộn khô

Các kiểu bố trí cọc xi măng đất tùy theo mục đích sử dụng để tính toán phù hợp theo các mô hình khác nhau: trụ đơn, mảng, khối, tường, tổ hợp; Một số cách bố trí như hình vẽ sau:

 
Hình - Bố trí trụ trộn khô: 1- Dải; 2 - Nhóm ( 3 - Lưới tam giác, 4 - Lưới vuông )




Hình - Bố trí trụ trùng nhau theo khối


Hình - Bố trí trụ trộn ướt trên mặt đất: 1- Kiểu tường, 2- Kiểu kẻ ô, 3- Kiểu khối, 4- Kiểu diện

 
Hình - Bố trí trụ trộn ướt trên biển:1- Kiểu khối , 2 - Kiểu tường, 3- Kiểu kẻ ô, 4 - Kiểu cột, 5- Cột tiếp xúc, 6- Tường tiếp xúc, 7- Kẻ ô tiếp xúc, 8- Khối tiếp xúc.



 

Hình - Bố trí trụ trộn ướt trùng nhau và thứ tự thi công

VLXD.org (Nguồn: CCID)

Ý kiến của bạn

Thương hiệu vật liệu xây dựng