DOITHUONG247 - CỔNG THÔNG TIN TRÒ CHƠI ĐỔI THƯỞNG

Thông báo Việc làm Hỏi đáp chuyên ngành

Phát triển vật liệu không nung

Chiến lược phát triển sản xuất gạch không nung ở Việt Nam

30/03/2015 - 02:28 CH

Sản xuất và sử dụng gạch không nung, thay thế gạch đất sét nung bằng than củi, nhằm tiết kiệm tài nguyên đất, giảm chi phí xử lý chất thải công nghiệp, bảo vệ môi trường, chủ trương này đã được Thủ tướng Chính phủ triển khai thực hiện Chương trình phát triển Vật liệu xây không nung theo Quyết định số 567QĐ-TTg ngày 28/4/2010 và 3 năm triển khai Chỉ thị số 10/CT-TTg ngày 28/11/2012 của Thủ tướng Chính phủ (gọi tắt là Chương trình 567).
Sau gần 5 năm triển khai thực hiện, cả nước đã có 12 nhà máy đang hoạt động, sản xuất hơn 6 tỷ viên/năm, chiếm tỷ lệ 27% trên tổng số vật liệu xây dựng. Có thể khẳng định, chất lượng gạch không nung, cũng như giá thành sản xuất thấp hơn so với gạch nung đất sét.

Nhà nước đã ban hành nhiều chính sách khuyến khích, các doanh nghiệp chủ động, tích cực đầu tư vào lĩnh vực này, tuy nhiên cho đến nay, chủ trương thay thế dần gạch đất sét bằng vẫn còn nhiều khó khăn bất cập.



Tòa nhà thương mại cao 18 tầng do Công ty LICOGI 18.1 (Bộ Xây dựng) thiết kế và thi công ở Thành phố Hạ Long, theo các kỹ sư, từ tầng thứ 3 trở lên, đơn vị đã sử dụng toàn bộ vật liệu ngăn tường bằng gạch không nung, đến nay sau 3 năm đưa vào sử dụng, chất lượng công trình vẫn bảo đảm.

Theo Ông Tuyến, Trưởng phòng Quản lý & Đầu tư Công ty LICOGI 18.1, hiện một số công trình nhà chung cư mà đơn vị là chủ đầu tư cũng đang được doanh nghiệp sử dụng khoảng 30% là vật liệu gạch không nung. Nhiều hộ dân ở huyện Đông Triều cũng đang có xu hướng xây nhà có sử dụng gạch không nung.

Theo các chuyên gia xây dựng, tuy khác nhau về thành phần nguyên liệu cũng như cách thức sản xuất, nhưng các loại sản phẩm gạch không nung đều có chung ưu điểm độ bền chắc, giá thành thấp hơn so với gạch nung, tiến độ xây dựng nhanh; doanh nghiệp giảm chi phí kết cấu nền móng, .

Với lợi thế là tận dụng phế liệu trong quá trình thu gom rác thải công nghiệp, năm 2011, Công ty vệ sinh môi trường Đông Khê, huyện Đông Triều, Quảng Ninh đã đầu tư gần 20 tỷ đồng để xây dựng nhà máy , công suất khoảng 40 triệu viên/năm. Tuy nhiên, sau gần 3 năm đi vào hoạt động, do nhiều lý do, công suất thiết bị chỉ đạt 30% thiết kế, bình quân mỗi năm doanh nghiệp cung ứng ra thị trường từ 14 đến 16 triệu viên gạch các loại.

Theo Ông Nguyễn Văn Luyến, Chủ tịch HĐQT Công ty vệ sinh môi trường Đông Khê, lý do chính là mức độ tiêu thụ gạch ngoài thị trường quá thấp, cũng bởi suy giảm kinh tế nói chung, thói quen người dân chưa biết đến chất lượng loại gạch này như thế nào. Nhưng quan trọng là nhà nước cần có chính sách hỗ trợ cụ thể.


Tại Hội nghị phổ biến các văn bản pháp luật liên quan đến chủ trương , do Bộ Xây dựng vừa tổ chức tại Quảng Ninh. Đại diện các doanh nghiệp cho rằng, văn bản chủ trương, chính sách của nhà nước hỗ trợ các doanh nghiệp khá rõ ràng, đầy đủ. Vấn đề còn lại là việc thực hiện ở các địa phương như thế nào, ví dụ không thu thuế, hoặc miễn giảm tiền thuế đất với các doanh nghiệp sản xuất vật liệu gạch không nung. Tuy nhiên, không phải địa phương nào cũng đồng ý với chủ trương này.

Theo ông Phạm Văn Bắc, Phó Vụ trưởng,Vụ vật liệu xây dựng (Bộ Xây dựng) cho biết, lập luận ban dự án khu công nghiệp cho rằng, doanh nghiệp nào cũng vậy, không ưu tiên cho ai hết, kể cả việc doanh nghiệp có phương án đầu tư mua thiết bị xử lý chất thải cũng không được miễn giảm thuế. Vì vậy đây cũng là cái khó cho doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Văn bản của Chính phủ, Bộ Xây dựng cũng quy định rõ, các công trình xây dựng từ nguồn vốn ngân sách đều phải sử dụng gạch không nung. Khu đô thị loại 3, các công trình cao 9 tầng trở lên đều được khuyến cáo sử dụng ít nhất 30% gạch không nung. Tuy nhiên, trong thực tế, các địa phương vẫn chưa chấp hành nghiêm chỉnh quy định này. Thậm chí có doanh nghiệp ở Bắc Giang còn bị làm nhái làm giả sản phẩm gạch không nung kém chất lượng. Tuy nhiên vẫn được các nhà thầu chấp nhận vì lợi ích cá nhân.

Ông Nguyễn Diễn, chuyên gia nghiên cứu chính sách Chiến lược Tăng trưởng xanh (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) cho rằng, khi nhà nước đưa ra văn bản thì phải phù hợp với thực tế, cùng với đó cần phải kiểm tra kiểm soát việc thực thi của các doanh nghiệp đang được hưởng lợi từ chương trình phát triển gạch không nung đạt hiệu quả đến đâu, điều chỉnh kịp thời, tránh để doanh nghiệp mất niềm tin.

Theo dự báo của Bộ Xây dựng, năm 2015 cả nước sẽ phải sử dụng khoảng 30 tỷ viên và năm 2020 khoảng 42 tỷ viên gạch không nung. Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt danh mục Dự án “Tăng cường sản xuất và sử dụng gạch không nung ở Việt Nam” do Chương trình Phát triển của Liên hợp quốc (UNDP) tài trợ với tổng hạn mức vốn là 38.880.000 USD và sẽ được triển khai trong cả nước trong 5 năm tới. Mục tiêu của Dự án giúp các nhà đầu tư tiềm năng và doanh nghiệp nhỏ và vừa tiếp cận được nhiều hơn và bền vững hơn các nguồn tài chính để đầu tư các nhà máy sản xuất gạch không nung và chế tạo thiết bị sản xuất gạch không nung, tăng thị phần của gạch không nung trong thị trường gạch xây dựng nói chung.

Theo các chuyên gia, để vật liệu xây không nung sớm thay thế dần gạch đất sét nung, nhà nước cũng cần có chính sách hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm, nhất là các công trình vốn ngân sách, có chính sách ưu đãi đối với các dự án .

Theo Quỳnh Trang (ximang.vn/TH theo SXSH)

Thương hiệu vật liệu xây dựng