DOITHUONG247 - CỔNG THÔNG TIN TRÒ CHƠI ĐỔI THƯỞNG

Thông báo Việc làm Hỏi đáp chuyên ngành

Phát triển vật liệu không nung

Gạch bê tông - hướng đi mới trong sản xuất vật liệu xây dựng

18/06/2019 - 02:47 CH

Cùng với việc nỗ lực xóa bỏ các lò nung gạch thủ công, các cấp, ngành, địa phương trong tỉnh tích cực tìm hướng đi mới trong sản xuất vật liệu xây dựng. Những năm qua, tỉnh ta đã có hàng trăm cơ sở lớn nhỏ sản xuất gạch bê tông (gạch xi măng cốt liệu), bước đầu tạo ra dòng sản phẩm với nhiều ưu điểm vượt trội như thân thiện môi trường, cách âm, cách nhiệt, chống cháy, chống thấm, độ bền cao.
doithuong247
Sản xuất gạch bê tông tại xưởng của Doanh nghiệp tư nhân Tiến Lực, thị trấn Nguyên Bình, Cao Bằng.

Công ty TNHH Thương mại và Xây dựng Bảo Ngọc, xã Quảng Hưng (Quảng Uyên) là một trong những doanh nghiệp sản xuất gạch bê tông lớn nhất tỉnh. Nắm bắt xu thế sử dụng sản phẩm gạch bê tông tại khu vực các huyện miền Đông, năm 2013, Công ty đầu tư máy móc sản xuất gạch hiện đại, hệ thống nhà xưởng, sân phơi rộng hơn 1 ha. Năm 2018, Công ty tiếp tục đầu tư 20 tỷ đồng sửa nhà xưởng, mua máy ép gạch tự động hoàn toàn Qunfeng của Trung Quốc với tiêu chuẩn châu Âu. 

Bà Ngọc Thúy Oanh, Giám đốc Công ty TNHH Thương mại và Xây dựng Bảo Ngọc thông tin: Với hệ thống máy móc sản xuất mới hiện nay, mỗi năm công suất sản xuất của nhà máy có thể lên đến 25 triệu viên gạch. Năm 2018, Công ty tiêu thụ hơn 10 triệu viên gạch bê tông các loại cho thị trường huyện Quảng Uyên và các xã lân cận thuộc huyện Trùng Khánh, Hạ Lang. Xưởng sản xuất gạch của Công ty hiện tạo việc làm ổn định cho gần 20 lao động, mức lương trung bình mỗi người từ 6 - 8 triệu đồng/tháng; 100% lao động được đóng đầy đủ các loại bảo hiểm. Thời gian tới, Công ty sẽ nỗ lực mở rộng thị trường, nâng cao công suất để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường.

Từ nguồn nguyên liệu của mỏ đá được cấp phép khai thác, Doanh nghiệp tư nhân Tiến Lực, thị trấn Nguyên Bình (Nguyên Bình) bắt đầu sản xuất gạch không nung từ cuối năm 2017. Doanh nghiệp đầu tư hàng tỷ đồng xây dựng xưởng sản xuất rộng hơn 3.300 m2; đầu tư máy ép gạch bê tông thủy lực hiện đại với công suất sản xuất 5,4 triệu viên gạch/năm. Các nguyên liệu trong quá trình sản xuất gạch được phân loại rõ ràng theo công thức phối trộn đã cài đặt.

Ông Nông Văn Tuấn, Giám đốc Doanh nghiệp tư nhân Tiến Lực cho biết, từ khi bắt đầu đưa máy móc vào sản xuất gạch, chúng tôi sử dụng thử nhiều loại xi măng, cuối cùng chọn lựa sản phẩm Xi măng Vissai Đồng Bành (Lạng Sơn) vì chất lượng bảo đảm cho sản phẩm gạch bê tông. Sản phẩm gạch của chúng tôi được Viện Khoa học công nghệ xây dựng của Bộ Xây dựng chứng nhận sản phẩm phù hợp quy chuẩn. Hiện nay, mỗi năm, doanh nghiệp tiêu thụ hơn 2 triệu viên gạch bê tông các loại, phục vụ chủ yếu cho địa bàn huyện Nguyên Bình. 

Với nhiều ưu điểm nổi bật, sản phẩm có nhiều chủng loại để có thể sử dụng rộng rãi từ những công trình phụ trợ, dân dụng đến các công trình kiến trúc cao tầng; giá cả cũng phù hợp với từng loại công trình nên thời gian qua gạch bê tông được nhiều nhà thầu tín nhiệm và tin dùng. Theo số liệu của Sở Xây dựng, toàn tỉnh hiện có 9 đơn vị sản xuất gạch bê tông với quy mô công nghiệp, tổng công suất thiết kế khoảng 100 triệu viên đạt quy chuẩn/năm; năm 2018 sản xuất được hơn 30 triệu viên. Các công ty, doanh nghiệp sản xuất gạch quy mô công nghiệp đều tuân thủ việc đăng ký và công bố chất lượng sản phẩm hàng hóa, chấp hành các quy định về Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, đăng ký và được Sở Xây dựng công bố hợp quy sản phẩm các chủng loại gạch. Ngoài các nhà máy quy mô lớn, tại các địa phương còn có hơn 100 hợp tác xã, cơ sở, hộ cá thể tham gia sản xuất nhỏ lẻ theo công nghệ máy ép rung, máy ép thủy lực, cung ứng cho thị trường khoảng 30 - 40 triệu viên gạch. 

So với các địa phương khác trong cả nước, việc phát triển và sử dụng rộng rãi gạch bê tông trong các công trình xây dựng tại Cao Bằng còn nhiều hạn chế. Nguyên nhân chủ yếu do nhận thức của người dân về ưu điểm của gạch bê tông chưa cao cũng như thói quen sử dụng gạch nung từ đất sét khá phổ biến tại các công trình, khiến việc tiêu thụ gạch bê tông còn gặp nhiều khó khăn.

Thời gian tới, tỉnh cần có thêm những chính sách ưu đãi đối với việc tiêu thụ sản phẩm gạch bê tông, nhất là các công trình đầu tư từ vốn ngân sách Nhà nước; có chính sách ưu đãi đối với các dự án sản xuất gạch bê tông; hỗ trợ kịp thời về nguồn vốn vay để các doanh nghiệp, hợp tác xã, cơ sở sản xuất gạch bê tông có điều kiện tập trung đầu tư dây chuyền máy móc, đổi mới công nghệ sản xuất, đáp ứng nhu cầu thị trường.

VLXD.org (TH/ Báo Cao Bằng)

Ý kiến của bạn

Thương hiệu vật liệu xây dựng