DOITHUONG247 - CỔNG THÔNG TIN TRÒ CHƠI ĐỔI THƯỞNG

Thông báo Việc làm Hỏi đáp chuyên ngành

Phát triển vật liệu không nung

Giải pháp phát triển VLXKN trên địa bàn TP Hà Nội

16/10/2014 - 05:22 CH

Mặc dù Chính phủ, Bộ Xây dựng, thành phố Hà Nội , Sở Xây dựng đã có những văn bản chỉ đạo, quy định, hướng dẫn thực hiện nhưng đến nay việc phát triển vật liệu xây không nung (VLXKN), hạn chế sản xuất, sử dụng gạch đất sét nung trên địa bàn Hà Nội vẫn còn gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là đối với khu vực nông thôn của các huyện.
Những tồn tại, bất cập

Trên địa bàn thành phố Hà Nội hiện có 8 cơ sở sản xuất VLXKN (quy mô công nghiệp công suất từ 35- 36 triệu viên/năm), đang hoạt động tổng công suất khoảng 260 triệu viên/năm. Hầu hết các cơ sở gạch không nung gặp nhiều khó khăn, không phát huy hết công suất do không tiêu thụ được sản phẩm. Ngoài ra các hộ gia đình tại một số huyện như Mỹ Đức, Chương Mỹ, Quốc Oai, Ba Vì, Thạch Thất (khu vực có nguồn đá mạt từ các mỏ khai thác đá xây dựng) cũng sản xuất gạch block bê tông nhưng quy mô nhỏ, lẻ, tự phát, chủ yếu phục vụ nhu cầu về vật liệu xây (xây tường rào, chuống trại chăn nuôi, nhà tạm) của thôn, xã, không sản xuất liên tục do không tiêu thụ được sản phẩm. Một số dự án sản xuất gạch bê tông khí chưng áp, bê tông bọt đá đã có doanh nghiệp đề xuất nhưng chưa làm các thủ tục đầu tư; một cơ sở sản xuất gạch bê tông bọt tại Thạch Thất nhưng không tiêu thụ được sản phẩm. Các cơ sở sản xuất tự phát khác, các huyện chưa có báo cáo cụ thể.

Thực hiện Thông tư 09/2912/TT- BXD ngày 28/11/2012 của Bộ Xây dựng về sử dụng VLXKN, qua rà soát tình hình thực tế, báo cáo của UBND các quận, huyện, thị xã và một số Tổng công ty trên địa bàn thành phố, cho thấy đến nay, trên địa bàn Hà Nội vật liệu xây không nung đã được sử dụng trong một số công trình cao tầng, kể cả của các hộ gia đình và doanh nghiệp. Tuy nhiên, chủ yếu là loại vật liệu xây không nung loại nặng (gạch xi măng cốt liệu, đá mạt), các loại vật liệu xây không nung loại nhẹ khác chưa được sử dụng phổ biến.

Thực tế sử dụng cho thấy một số hạn chế của vật liệu xây không nung như: trong quá trình thi công, lưu giữ trên công trường nếu gặp mưa sẽ bị hút nước, tăng khối lượng viên gạch và rất lâu khô, gây khó khăn cho công tác hoàn thiện như sơn, trát…Việc thi công xây bằng loại vật liệu xây không nung nhẹ (loại bê tông khí chưng áp hoặc bê tông bọt) đòi hỏi người thợ có tay nghề nhất định và cần được hướng dẫn kỹ thuật thi công đặc biệt là khâu hoàn thiện. Điều này khó thực hiện đối với các công trình của các hộ dân.

Về phía doanh nghiệp, có đơn vị kiến nghị “chỉ sử dụng các loại vật liệu không nung trong các công trình nhà ở xã hội, nhà ở thu nhập thấp; các công trình chung cư có mức đầu tư trung bình, cần cân nhắc khi sử dụng trong các công trình cao cấp”.

Tuy nhiên, vấn đề cản trở nhất đối với việc sử dụng vật liệu xây không nung chính là: thói quen, truyền thống sử dụng gạch đất sét nung (gạch đỏ) của nhân dân; các chủ đầu tư chưa tin tưởng vào chất lượng của sản phẩm; trên thực tế chất lượng sản phẩm gạch không nung cũng cần được nâng cao hơn nữa.



Những giải pháp đề xuất

Ở nước ta, đặc biệt là khu vực nông thôn việc ngừng sản xuất, sử dụng gạch đất sét nung chuyển sang sản xuất và sử dụng gạch không nung gặp nhiều khó khăn, cần xây dựng lộ trình và các bước chuẩn bị một cách khoa học, hợp lý, phù hợp với điều kiện kinh tế- xã hội của mỗi địa phương và điều kiện thực tế của Việt Nam.

Hiện nay, hầu hết các nhà máy gạch tuynel trên địa bàn Hà Nội không sử dụng mỏ đất nguyên liệu tại chỗ, việc sản xuất gạch nung chủ yếu sử dụng đất bồi, đất bãi ven sông, đất đồi gò, canh tác kém hiệu quả, đất tận dụng từ việc đào ao, hồ kênh, mương, công trình thủy lợi, công trịnh xây dựng khác. Việc sản xuất vật liệu xây nung bằng các loại lò tuynel hiện đại làm tăng giá trị sử dụng đất và tiết kiệm nguồn tài nguyên không tái tạo. Do đó, cần có thời gian, giải pháp xử lý các nhà máy gạch tuynel hiện có khi chuyển sang sử dụng gạch xây không nung do nguồn vốn đầu tư lớn, mặt bằng rộng, xa nguồn nguyên liệu…

Cần hoàn chỉnh, ban hành hệ thống quy chuẩn, tiêu chuẩn, quy trình kỹ thuật thi công, các định mức, đơn giá liên quan đến việc sản xuất và sử dụng các chủng loại vật liệu xây không nung để có cơ sở áp dụng đồng bộ, tạo điều kiện thuận lợi cho các đơn vị thiết kế, chủ đầu tư và nhà thầu trong việc đưa các loại sản phẩm này vào công trình.

- Chỉ đạo các Tổng công ty thuộc Bộ trong việc tập trung đầu tư, chuyển đổi sản xuất, sử dụng vật liệu xây không nung thay thế vật liệu nung truyền thống.

- Chỉ đạo các đơn vị tư vấn thuộc Bộ nghiên cứu, xem xét, tư vấn cho các chủ đầu tư dự án xây dựng công trình trong việc sử dụng vật liệu không nung trong công trình xây dựng, đồng bộ trong tất cả các khâu: lập dự án, khảo sát, thiết kế và thi công.

- Chỉ đạo các Viện nghiên cứu thuộc Bộ:

    + Nghiên cứu các chỉ tiêu cơ lý, lý hóa của thành phần vật liệu chủ yếu là đá mạt, xỉ lò cao, phế thải xây dựng, các loại phụ gia tạo bọt… để sản xuất gạch ngói không nung và mức độ ảnh hưởng đối với sức khỏe con người sinh sống trong công trình sử dụng loại vật liệu này.

    + Đánh giá, so sánh cụ thể việc tiết kiệm tài nguyên, giảm thiểu khí CO2 khi sử dụng vật liệu xây không nung vì đa số các chủng loại vật liệu xây không nung vẫn sử dụng tài nguyên không tái tạo(đá), sử dụng nhiên liệu hóa thạch (vôi, xi măng).

    + Đánh giá cụ thế sự phù hợp của loại vật liệu xây không nung với điều kiện khí hậu tại Việt Nam, đặc biệt là khí hậu nóng ẩm, mưa nhiều, độ ẩm cao tại các khu vực miền Bắc. Đánh giá sự ảnh hưởng đến chất lượng công trình sử dụng vật liệu xây không nung đang trong quá trình thi công gặp mưa, ngập nước (đối với móng, tường xây bao che, vật liệu để ngoài trời…).

    + Đánh giá hiệu quả kinh tế của việc sử dụng vật liệu xây không nung nhẹ đối với các công trình dân dụng, nhà ở dân cư, nhà ở khu vực nông thôn, những công trình khác.

    + Đánh giá cụ thể nguồn nguyên liệu chủ yếu phục vụ sản xuất vật liệu xây không nung để phát triển bền vững sản phẩm vật liệu xây không nung.

    + Xác định rõ các loại công trình không sử dụng được vật liệu xây không nung.

    + Do chưa có sự chuẩn bị kỹ cho việc chuyển đổi từ vật liệu xây nung sang không nung nên hiện nay hầu hết các cơ sở sản xuất gạch không nung phải nhập khẩu và sử dụng máy móc thiết bị của Trung Quốc. Hệ thống thiết bị chưng áp, nguyên liệu bột nhôm đẻ sản xuất gạch nhẹ, nước ta cũng chưa sản xuất được. Vì vậy, cần nghiên cứu chính sách khuyến khích việc chế tạo máy móc thiết bị và chuyển giao công nghệ sản xuất vật liệu xây không nung trong nước, góp phần thúc đẩy sản xuất xanh ngày càng phát triển.

VLXD.org (Nguồn: Tạp chí Xây dựng và Đô thị)

Ý kiến của bạn

Thương hiệu vật liệu xây dựng