DOITHUONG247 - CỔNG THÔNG TIN TRÒ CHƠI ĐỔI THƯỞNG

Thông báo Việc làm Hỏi đáp chuyên ngành

Quy định pháp luật

Khánh Hòa: Kiểm soát chặt cấp phép khai thác khoáng sản

12/02/2020 - 02:06 CH

Mới đây, tại hội nghị tổng kết công tác tài nguyên và môi trường (TN-MT), nhiều địa phương đề nghị cấp phép trở lại các dự án khai thác khoáng sản. Tuy nhiên, theo lãnh đạo Sở TN-MT, vấn đề này đã được tỉnh cho phép nhưng cần làm thận trọng.  
Đề xuất cấp phép trở lại

Trước nạn khai thác khoáng sản trái phép gia tăng gây bức xúc dư luận, ngày 18/12/2017, Ban Thường vụ Tỉnh ủy ban hành Chỉ thị số 10-CT/TU nhằm siết chặt công tác quản lý trong lĩnh vực khai thác khoáng sản. Chỉ thị có 3 nội dung chính: tăng cường tuyên truyền, giáo dục tổ chức, cá nhân, nâng cao ý thức trách nhiệm cán bộ, đảng viên về công tác này; đề cao trách nhiệm người đứng đầu, các cấp ủy, chính quyền coi đây là nhiệm vụ cấp bách, thường xuyên; cơ quan chức năng liên quan thực hiện đúng quy định trong các hoạt động về đầu tư, xử lý, không tiếp tay, bao che hành vi sai trái trong hoạt động khai thác khoáng sản, tăng cường các giải pháp răn đe, xử lý… Đặc biệt, trong năm 2018, tạm ngưng cấp phép các hoạt động khai thác cát, sỏi, đất đá làm vật liệu xây dựng thông thường và tăng cường xử lý vi phạm.  
 
doithuong247
Bãi tập kết cát của doanh nghiệp Cát Khánh, huyện Cam Lâm.

Ông Mai Như Chi - Trưởng phòng TN-MT huyện Cam Lâm cho biết, từ sau ngày tỉnh ban hành Chỉ thị 10, tình hình khai thác khoáng sản trái phép trên địa bàn huyện có nhiều chuyển biến, các vụ việc khai thác trái phép giảm mạnh, chính quyền các địa phương tăng cường công tác quản lý. Tuy nhiên, việc kéo dài tạm ngưng cấp phép các dự án khai thác khoáng sản cũng gây khó khăn cho công tác quản lý. Bởi thực tế, việc cấp phép cho doanh nghiệp trong một chừng mực nào đó vẫn có tác dụng tích cực trong công tác quản lý khai thác khoáng sản. Nếu như trước đây, việc cấp phép dàn trải, tràn lan khiến công tác quản lý phức tạp, không hiệu quả; còn hiện tại, nên cấp phép có kiểm soát chặt về số lượng, địa bàn, nhu cầu thực tế để việc quản lý thuận lợi hơn. 

Ông Nguyễn Sơn Vũ - Trưởng phòng TN-MT thị xã Ninh Hòa cũng kiến nghị tỉnh nên cấp phép khai thác khoáng sản trở lại, bởi hiện nay việc quản lý gặp nhiều khó khăn. “Thị xã Ninh Hòa chỉ còn duy nhất một dự án của doanh nghiệp Việt Đức khai thác đất san lấp còn hạn, ngoài ra không còn dự án nào hoạt động nhưng tình hình khai thác khoáng sản trái phép vẫn không dứt. Khi địa phương tăng cường kiểm tra, kiểm soát thì các đối tượng chạy sang địa bàn khác khai thác khiến tình hình quản lý thêm phức tạp. Trong khi đó, nhu cầu đất đá phục vụ xây dựng, san lấp rất lớn nhưng không được cấp phép. Tỉnh cần quan tâm chỉ đạo vấn đề này, đặc biệt xem xét cấp phép trở lại để việc quản lý thuận tiện hơn”, ông Vũ đề nghị.

Cấp phép có giới hạn

Theo lãnh đạo Sở TN-MT, Chỉ thị 10 đã phát huy tác dụng rõ rệt trong công tác quản lý hoạt động khai thác khoáng sản, đặc biệt là việc phát huy vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu là bí thư, chủ tịch UBND các cấp. Trong thời gian tới, việc thẩm định các dự án khai thác khoáng sản sẽ rất nghiêm ngặt, phải đảm bảo các yêu cầu về quy hoạch, đồng thời doanh nghiệp được cấp phép phải đủ năng lực, không vi phạm pháp luật về khai thác khoáng sản trong thời gian qua.

Ông Nguyễn Văn Đồng - Phó Giám đốc Sở TN-MT cho biết, quy trình xem xét, thẩm định các dự án khai thác khoáng sản hiện nay rất chặt chẽ, khác hẳn các lần xem xét trước đây. Từ năm 2020, tùy trường hợp từng hồ sơ sẽ được xem xét và trình qua UBND tỉnh, sau đó báo cáo Thường trực Tỉnh ủy. Hiện nay, Sở TN-MT đang chờ văn bản hướng dẫn của UBND tỉnh về cấp phép khai thác khoáng sản để triển khai.

Ban Thường vụ Tỉnh ủy cũng đã có thông báo kết luận số 558 (29-10-2019) thống nhất chủ trương tiếp tục giải quyết cấp phép, gia hạn cấp phép hoạt động khoáng sản cho từng trường hợp cụ thể, có kiểm soát chặt chẽ, bảo đảm hiệu quả cao, không tiến hành đồng loạt; quy trình, thủ tục cấp phép phải theo đúng quy định pháp luật, chỉ cấp phép đối với trường hợp đủ năng lực hoạt động, không có sai phạm trong quá trình hoạt động khoáng sản và chỉ cấp phép 2 trường hợp cát xây dựng và vật liệu san lấp. Các trường hợp này hồ sơ xin cấp phép phải bảo đảm đúng quy hoạch khoáng sản theo Nghị quyết 17/2017 (7-12-2017) của HĐND tỉnh và Quyết định 25 (4-1-2018) của UBND tỉnh; không cấp phép ở khu vực có nguy cơ sạt lở; cấp phép vật liệu san lấp phải ghi rõ phục vụ công trình, dự án nào trên địa bàn tỉnh.

VLXD.org (TH/ Báo Khánh Hòa)

Ý kiến của bạn

Thương hiệu vật liệu xây dựng