DOITHUONG247 - CỔNG THÔNG TIN TRÒ CHƠI ĐỔI THƯỞNG

Thông báo Việc làm Hỏi đáp chuyên ngành

Quy định pháp luật

Sẽ cấm xuất khẩu 8 loại khoáng sản

04/10/2012 - 03:00 CH

Bao gồm: đá vôi; đá xây dựng thuộc các mỏ tại các tỉnh Đông Nam bộ và Tây Nam bộ; đá khối; cát nhiễm mặn; cát xây dựng (cát tự nhiên); cuội, sỏi các loại; felspat (trường thạch) và các loại đất sét, đất đồi.
Tám loại khoáng sản làm vật liệu xây dựng có thể bị cấm xuất khẩu từ ngày 6-11-2012.

Bộ Xây dựng đã ban hành thông tư liên quan đến việc cấm xuất khẩu nói trên nhằm không để bị thiếu hụt các loại khoáng sản này trong tương lai.

Các loại khoáng sản bị cấm xuất khẩu gồm đá vôi, phụ gia nằm trong quy hoạch khoáng sản làm nguyên liệu xi măng; đá xây dựng thuộc các mỏ tại các tỉnh Đông Nam bộ và Tây Nam bộ; đá khối; cát nhiễm mặn; cát xây dựng (cát tự nhiên); cuội, sỏi các loại; felspat (trường thạch) và các loại đất sét, đất đồi.

Theo Thông tư 04/2012/TT-BXD hướng dẫn xuất khẩu khoáng sản làm vật liệu xây dựng do Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Trần Nam ký và có hiệu lực vào ngày 6-11-2012, việc cấm xuất khẩu khoáng sản làm vật liệu xây dựng nói trên sẽ không áp dụng đối với các loại khoáng sản tạm nhập, tái xuất.

Thông tư này áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước đủ điều kiện về thương mại tham gia xuất khẩu khoáng sản làm vật liệu xây dựng tại Việt Nam, trừ trường hợp đưa khoáng sản làm vật liệu xây dựng từ nội địa vào khu phi thuế quan để xây dựng, sửa chữa và bảo dưỡng kết cấu công trình trong khu phi thuế quan.

Ngoài ra, thông tư cũng quy định tiêu chuẩn và điều kiện được phép xuất khẩu một số loại khoáng sản làm vật liệu xây dựng như cát trắng, cát nghiền, đá vôi làm nguyên liệu sản xuất kính xây dựng, đá ốp lát, đá hạt, thạch anh (quarzit), cao lanh (pyrophuyllite) ...

Trao đổi với Thời báo Kinh tế Sài Gòn Online ngày 26-9, ông Lê Văn Tới, Vụ trưởng Vụ Vật liệu xây dựng thuộc Bộ Xây dựng, cho biết việc cấm xuất khẩu các loại khoáng sản làm vật liệu xây dựng nói trên là cần thiết (trừ trường hợp đặc biệt được Thủ tướng Chính phủ cho phép) để ưu tiên đảm bảo cho nhu cầu trong nước.

Thời giam qua tình trạng xuất khẩu cát ồ ạt dẫn đến việc Việt Nam có nguy cơ thiếu hụt nghiêm trọng loại vật liệu này trong tương lai. Do vậy, theo ông Tới, mục tiêu chính của việc cấm xuất khẩu các loại khoáng sản nói trên còn hạn chế việc xuất khẩu thô nguồn tài nguyên, phù hợp với "chiến lược quản lý, khai thác khoáng sản của Việt Nam" đã được Chính phủ phê duyệt.

Ông Tới cho ví dụ chẳng hạn như nguồn đá xây dựng ở các tỉnh miền Trung, phía Bắc thì dồi dào có thể cho phép xuất khẩu nhưng phải có điều kiện, còn lại đá xây dựng các tỉnh miền Nam thì vừa thiếu và đang bị khai thác quá mức nên đưa vào diện cấm xuất khẩu theo thông tư này.

Thời báo Kinh tế Sài Gòn Online

Ý kiến của bạn

Tin liên quan

Thương hiệu vật liệu xây dựng