DOITHUONG247 - CỔNG THÔNG TIN TRÒ CHƠI ĐỔI THƯỞNG

Thông báo Việc làm Hỏi đáp chuyên ngành

Văn bản - Chính sách

Những thay đổi trong công tác quản lý Nhà nước về VLXD (P3)

02/11/2015 - 04:58 CH

Loạt bài viết này là tổng hợp những thay đổi trong công tác quản lý Nhà nước về VLXD được quy định tại Luật Xây dựng 2014 và các Nghị định liên quan tính đến thời điểm này.
Xác định vai trò, tầm quan trọng của vật liệu xây dựng (VLXD) đối với công trình xây dựng (chiếm tỷ lệ chi phí lớn trong tổng giá trị công trình, ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng công trình); tại Luật Xây dựng năm 2014 và các Nghị định liên quan (Nghị định số 46/2015/NĐ-CP ngày 12 tháng 5 năm 2015 về quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2015; Nghị định số 59/2015/NĐ-CP ngày 18 tháng 6 năm 2015 về quản lý dự án đầu tư xây dựng có hiệu lực thi hành kể từ ngày 05 tháng 8 năm 2015) đã điều chỉnh, bổ sung nhiều nội dung quy định cụ thể về VLXD.

>> Phần 1: Những thay đổi của  Luật Xây dựng năm 2014
>> Phần 2: Nghị định số 46/2015/NĐ-CP ngày 12 tháng 5 năm 2015 về quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng


Phần 3: Nghị định số 59/2015/NĐ-CP ngày 18 tháng 6 năm 2015 về quản lý dự án đầu tư xây dựng

Nghị định này có hiệu lực kể từ ngày 05 tháng 8 năm 2015 và thay thế Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 12 tháng 02 năm 2009 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình; Nghị định số 83/2009/NĐ-CP ngày 15 tháng 10 năm 2009 về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 12 tháng 02 năm 2009 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình; các quy định về thẩm tra thiết kế quy định tại Nghị định số 15/2013/NĐ-CP ngày 06 tháng 02 năm 2013 của Chính phủ về quản lý chất lượng công trình xây dựng. Nghị định số 59/2015/NĐ-CP có 4 Điều đề cập đến VLXD (gồm các Điều: 35, 57, 74, 76); trong đó, một số nội dung quan trọng như sau:

Nội dung quy định
tại Nghị định số 59/2015/NĐ-CP

Thay đổi so với Nghị định số 12/2009/NĐ-CP, Nghị định số 83/2009/NĐ-CP

Điểm b Khoản 1 và Điểm a Khoản 5, Điều 76 - Trách nhiệm thi hành:

-        “Bộ Xây dựng: chỉ đạo và kiểm tra cơ quan chuyên môn trực thuộc trong việc tổ chức thẩm định dự án, thiết kế cơ sở, thiết kế, dự toán xây dựng của công trình dân dụng, công trình công nghiệp nhẹ, công trình công nghiệp VLXD, công trình hạ tầng kỹ thuật và công trình giao thông trong đô thị (trừ công trình đường sắt đô thị, cầu vượt sông, đường quốc lộ qua đô thị)”.

-        “Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm quản lý nhà nước về những nội dung thuộc phạm vi điều chỉnh của Nghị định này trên địa bàn hành chính của mình theo phân cấp; quyết định phân cấp thẩm định dự án, thiết kế cơ sở và thiết kế, dự toán xây dựng công trình thuộc thẩm quyền; chỉ đạo, kiểm tra các Sở quản lý công trình xây dựng chuyên ngành trong việc tổ chức thẩm định dự án, thiết kế cơ sở, thiết kế, dự toán xây dựng của dự án đầu tư xây dựng công trình thuộc chuyên ngành. Trong đó, Sở Xây dựng thực hiện đối với công trình dân dụng, công trình công nghiệp nhẹ, công trình công nghiệp VLXD, công trình hạ tầng kỹ thuật và công trình giao thông trong đô thị (trừ công trình đường sắt đô thị, cầu vượt sông, đường quốc lộ qua đô thị)”.

Nội dung này được quy định cụ thể, rõ ràng hơn; tại Nghị định số 12/2009/NĐ-CP:

Điều 57- Tổ chức thực hiện:

“Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Thủ trưởng các tổ chức chính trị, chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này”.

Phụ lục 1 – Phân loại dự án đầu tư xây dựng công trình:

- Dự án đầu tư xây dựng công trình nhóm A:

Dự án xi măng có tổng mức đầu tư từ 2.300 tỷ đồng trở lên.

Dự án sản xuất vật liệu (trừ các dự án xi măng nêu trên) có tổng mức đầu tư từ 1.500 tỷ đồng trở lên.

- Dự án đầu tư xây dựng công trình nhóm B:

Dự án xi măng có tổng mức đầu tư từ 120 đến 2.300 tỷ đồng.

Dự án sản xuất vật liệu (trừ các dự án xi măng nêu trên) có tổng mức đầu tư từ 80 đến 1.500 tỷ đồng.

- Dự án đầu tư xây dựng công trình nhóm C:

Dự án xi măng có tổng mức đầu tư dưới 120 tỷ đồng.

Dự án sản xuất vật liệu (trừ các dự án xi măng nêu trên) có tổng mức đầu tư dưới 80 tỷ đồng.

Nội dung này có thay đổi so với Nghị định số 12/2009/NĐ-CP:

Phụ lục 1 – Phân loại dự án đầu tư xây dựng công trình:

- Dự án đầu tư xây dựng công trình nhóm A:

Dự án xi măng có tổng mức đầu tư trên 1.500 tỷ đồng.

Dự án sản xuất vật liệu (trừ các dự án xi măng nêu trên) có tổng mức đầu tư trên 1.000 tỷ đồng.

- Dự án đầu tư xây dựng công trình nhóm B:

Dự án xi măng có tổng mức đầu tư từ 75 đến 1.500 tỷ đồng.

Dự án sản xuất vật liệu (trừ các dự án xi măng nêu trên) có tổng mức đầu tư từ 50 đến 1.000 tỷ đồng.

- Dự án đầu tư xây dựng công trình nhóm C:

Dự án xi măng có tổng mức đầu tư dưới 75 tỷ đồng.

Dự án sản xuất vật liệu (trừ các dự án xi măng nêu trên) có tổng mức đầu tư dưới 50 tỷ đồng.

Mẫu số 05 (thông báo kết quả thẩm định Báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng) và Mẫu số 07 (thông báo kết quả thẩm định thiết kế và dự toán xây dựng công trình):

Sự tuân thủ các tiêu chuẩn áp dụng, quy chuẩn kỹ thuật, quy định của pháp luật về sử dụng VLXD cho công trình”.

Nội dung này mới được bổ sung.


VLXD.org (TH/SXD TP.HCM)

Ý kiến của bạn

Thương hiệu vật liệu xây dựng