DOITHUONG247 - CỔNG THÔNG TIN TRÒ CHƠI ĐỔI THƯỞNG

Thông báo Việc làm Hỏi đáp chuyên ngành

Văn bản - Chính sách

Xây dựng Dự án Luật Tố tụng lao động: Sẽ hỗ trợ công đoàn bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của NLĐ

10/04/2013 - 08:39 CH

Theo lộ trình kế hoạch xây dựng Dự án Luật Tố tụng lao động (TTLĐ) từ nay đến cuối năm 2015, tổ chức CĐ có nhiệm vụ tham gia xây dựng dự án luật.
Đây sẽ là hành lang pháp lý để các cấp CĐ thực hiện chức năng bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của đoàn viên, CNVCLĐ và tham gia giải quyết tranh chấp lao động tại tòa án lao động.


Công đoàn tham gia giải quyết đình công tại Cty Quốc tế sản xuất hộp cao cấp Hà Nội (HIPC, đường Thanh Bình, quận Hà Đông - Hà Nội).

Thách thức đối với công đoàn

Hiện nay, hệ thống các quy định pháp luật về TTLĐ chưa đồng bộ, một số quy định trong Bộ luật TT dân sự không còn phù hợp với thực tế, làm cho thời gian thụ lý, thời gian khởi kiện kéo dài, phức tạp, gây nhiều khó khăn cho người lao động (NLĐ) và các cấp công đoàn khi tham gia tố tụng.

TS Phạm Công Bảy - Toà Lao động, TAND Tối cao - đặt vấn đề phải có cơ chế bảo vệ quyền lợi hợp pháp, chính đáng của NLĐ sau khi họ ra toà làm chứng chống lại người sử dụng lao động (NSDLĐ). Điểm mấu chốt ở đây là rất hiếm, nếu như không muốn nói là gần như không có NLĐ nào trong các vụ vi phạm dám ra toà làm chứng ở lĩnh vực này. TS Phạm Công Bảy cho rằng, cần nâng cao kiến thức pháp luật cho NLĐ để họ tự tin, trả lời các câu hỏi trong quá trình tố tụng tại toà.

Từ thực tế làm công tác tư vấn pháp luật (TVPL) tại Trung tâm TVPL CĐ Hà Nội, Giám đốc Nguyễn Thị Thảo nhận xét, năng lực của nhiều cán bộ công đoàn làm công tác TVPL còn hạn chế. Các cấp công đoàn dường như chưa xác định được vị trí, tầm quan trọng của công tác TVPL công đoàn. Do đó, hoạt động bảo vệ quyền lợi NLĐ chưa được quan tâm nhiều chứ chưa nói gì đến tham gia các phiên toà... Bà Thảo đề nghị, từ TLĐLĐVN đến địa phương, ngành cần có kế hoạch đào tạo, đào tạo lại cán bộ công đoàn, dành kinh phí xứng đáng cho hoạt động TVPL...

Luật TTLĐ có thể hỗ trợ công đoàn

Về lộ trình xây dựng Luật TTLĐ, TS Phạm Công Bảy cho biết, đến nay tòa án chưa thụ lý vụ nào về tranh chấp lao động tập thể. Những vấn đề phản ánh đặc thù của tranh chấp lao động, mà quy trình của Tố tụng dân sự không giải quyết hết được cho thấy sự cần thiết phải xây dựng Luật TTLĐ theo định hướng: Dựa trên nền tảng của Tố tụng dân sự hiện hành; xây dựng các nguyên tắc, thủ tục đặc thù phù hợp với tính chất, đặc điểm quan hệ lao động và tranh chấp lao động; chuyên môn hóa và chuyên nghiệp hóa công tác xét xử vụ án lao động; phù hợp với định hướng cải cách tư pháp. Trong thủ tục đưa vụ kiện lao động ra tòa án, tổ chức công đoàn cần quan tâm ai là người có quyền đưa vụ việc ra tòa.

Từ bối cảnh hiện nay, Công đoàn Việt Nam đưa ra một số định hướng tham gia xây dựng Luật TTLĐ theo nguyên tắc, quan điểm: Xây dựng phù hợp các quy định của Hiến pháp (sửa đổi) và đồng bộ với Bộ luật Lao động, Luật Công đoàn (sửa đổi) đảm bảo tính thống nhất và đồng bộ. Điều này rất quan trọng nhằm tránh sự chồng chéo giữa các hệ thống pháp luật, giúp công đoàn thực hiện được chức năng của mình. Đồng thời, phải thể hiện tính đặc thù của quan hệ lao động và tạo điều kiện cho Luật TTLĐ vận hành; khẳng định vai trò, vị trí, quyền và trách nhiệm của tổ chức công đoàn, tạo hành lang pháp lý cho công đoàn hoạt động. Luật cũng cần quy định rõ chủ thể, quyền và trách nhiệm của công đoàn với 2 tư cách: Công đoàn tham gia tố tụng và công đoàn là người tiến hành tố tụng. Như vậy, mỗi phiên tòa sẽ cần có cán bộ công đoàn đủ năng lực đảm nhận 2 vị trí này.

Ngày 9/4, tại Hà Nội, TLĐLĐVN và Viện Friedrich Ebert (FES) được sự hỗ trợ của phái đoàn Liên minh Châu Âu (EU) đã tổ chức hội thảo đóng góp ý kiến về quan điểm, nguyên tắc, phương pháp tiếp cận xây dựng dự án Luật TTLĐ ở Việt Nam. Bà Hoàng Thị Thanh, Uỷ viên Đoàn Chủ tịch, Trưởng ban Đối ngoại TLĐLĐVN, thành viên Ban chỉ đạo dự án EU - khẳng định “Hội thảo nhằm đảm bảo trong tương lai những trường hợp được đưa ra tòa sẽ được xử lý hiệu quả hơn, có lợi cho những quyền của CNLĐ bao gồm lao động di cư và phụ nữ”.

Theo baoxaydung

 

Ý kiến của bạn

Tin liên quan

Thương hiệu vật liệu xây dựng