DOITHUONG247 - CỔNG THÔNG TIN TRÒ CHƠI ĐỔI THƯỞNG

Thông báo Việc làm Hỏi đáp chuyên ngành

Tin trong nước

Bio Ethanol Dung Quất sẽ được vận hành thương mại vào tháng 11

18/04/2011 - 01:00 CH

Theo kế hoạch, sau khi vận hành chạy thử vào tháng 10, Nhà máy sản xuất nhiên liệu sinh học Bio Ethanol Dung Quất sẽ được bàn giao và vận hành thương mại vào tháng 11.
Giữa tháng 4, Nhà máy sản xuất nhiên liệu sinh học Bio Ethanol Dung Quất đã thực hiện tiến độ xây dựng đạt 75% khối lượng công việc. Trong đó, công tác thiết kế đạt 99%, mua sắm thiết bị đạt 70%.


Các đơn vị thi công đã hoàn thành việc xây dựng khu nhà hành chính, một số bồn chứa sản phẩm và các hạng mục phụ trợ.

Dự án Nhà máy sản xuất nhiên liệu sinh học Bio Ethanol Dung Quất được xây dựng tại Khu kinh tế Dung Quất. Đây là nhà máy sản xuất nhiên liệu sinh học có quy mô đầu tư lớn nhất miền Trung, sử dụng nguyên liệu sắn lát để sản xuất ethanol. Với công suất 100 triệu lít ethanol/năm, sản phẩm nhiên liệu sạch này sẽ thay thế một phần năng lượng truyền thống xăng dầu hiện nay.


Ông Hồ Sĩ Long - Tổng Giám đốc Công ty Nhiên liệu sinh học dầu khí miền Trung cho biết lãnh đạo Công ty đã chuẩn bị, tuyển dụng tất cả nhân lực vận hành, cử người đi đào tạo vận hành tại Trường cao đẳng dầu khí Vũng Tàu và thực tập tại nhà máy cồn Long Sơn, Nhà máy lọc dầu Dung Quất.


Việt Nam đã bắt đầu thực hiện chương trình Quốc gia về phát triển Nhiên liệu sinh học đến 2015 và tầm nhìn đến năm 2025. Chương trình gồm một số dự án như các dự án về xây dựng nhà máy sản xuất ethanol sinh học từ sắn, mía do PetroVietnam chủ trì đã được khởi công. Theo kế hoạch, năm 2011 sẽ có 5 nhà máy sản xuất ethanol từ sắn sẽ được xây dựng với công suất thiết kế 365.000 tấn/năm, có khả năng sản xuất 7.3x106 tấn xăng E5.


Ethanol sinh học là loại nhiên liệu thay thế cho xăng phổ biến nhất. Mặc dù nhiệt năng của ethanol sinh học thấp hơn xăng 68%, khí phát thải từ ethanol sinh học ít độc hơn xăng, do đó về lâu dài có lợi cho sức khỏe con người và hệ sinh thái. Ưu điểm quan trọng của ethanol sinh học so với nhiên liệu có nguồn gốc dầu mỏ là giảm phát thải khí nhà kính và nguyên liệu sẵn có tại địa phương, do đó không bị phụ thuộc vào nhiên liệu nhập khẩu. Công nghệ truyền thống để sản xuất ethanol sinh học là quá trình lên men từ đường hoặc tinh bột có trong các loại cây nguyên liệu như mía, ngô, sắn, củ cải đường... Hiệu suất của quá trình lên men tinh bột phụ thuộc vào nhiệt độ ủ. Lên men ở nhiệt độ thấp tăng hiệu suất lên 5-10% và giảm tiêu hao năng lượng 10%.


Để giảm giá thành và tăng sản lượng ethanol dùng trong nhiên liệu, nguồn nguyên liệu cho lên men được tận thu gồm cả cành, lá, thân cây của các loại vật liệu thô chứa cellulo, hemicellulo – các phế thải không phải là thức ăn của con người. Trong tương lai, với các công nghệ mới, nguyên liệu của ethanol sinh học sẽ gồm cả gỗ, rơm, cỏ và các bã thải (ví dụ như phần còn lại sau ép dầu cọ, bã mía…).

Giữa tháng 4, Nhà máy sản xuất nhiên liệu sinh học Bio Ethanol Dung Quất đã thực hiện tiến độ xây dựng đạt 75% khối lượng công việc. Trong đó, công tác thiết kế đạt 99%, mua sắm thiết bị đạt 70%.

Các đơn vị thi công đã hoàn thành việc xây dựng khu nhà hành chính, một số bồn chứa sản phẩm và các hạng mục phụ trợ.

Dự án Nhà máy sản xuất nhiên liệu sinh học Bio Ethanol Dung Quất được xây dựng tại Khu kinh tế Dung Quất. Đây là nhà máy sản xuất nhiên liệu sinh học có quy mô đầu tư lớn nhất miền Trung, sử dụng nguyên liệu sắn lát để sản xuất ethanol. Với công suất 100 triệu lít ethanol/năm, sản phẩm nhiên liệu sạch này sẽ thay thế một phần năng lượng truyền thống xăng dầu hiện nay.

Ông Hồ Sĩ Long - Tổng Giám đốc Công ty Nhiên liệu sinh học dầu khí miền Trung cho biết lãnh đạo Công ty đã chuẩn bị, tuyển dụng tất cả nhân lực vận hành, cử người đi đào tạo vận hành tại Trường cao đẳng dầu khí Vũng Tàu và thực tập tại nhà máy cồn Long Sơn, Nhà máy lọc dầu Dung Quất.

Việt Nam đã bắt đầu thực hiện chương trình Quốc gia về phát triển Nhiên liệu sinh học đến 2015 và tầm nhìn đến năm 2025. Chương trình gồm một số dự án như các dự án về xây dựng nhà máy sản xuất ethanol sinh học từ sắn, mía do PetroVietnam chủ trì đã được khởi công. Theo kế hoạch, năm 2011 sẽ có 5 nhà máy sản xuất ethanol từ sắn sẽ được xây dựng với công suất thiết kế 365.000 tấn/năm, có khả năng sản xuất 7.3x106 tấn xăng E5.

Ethanol sinh học là loại nhiên liệu thay thế cho xăng phổ biến nhất. Mặc dù nhiệt năng của ethanol sinh học thấp hơn xăng 68%, khí phát thải từ ethanol sinh học ít độc hơn xăng, do đó về lâu dài có lợi cho sức khỏe con người và hệ sinh thái. Ưu điểm quan trọng của ethanol sinh học so với nhiên liệu có nguồn gốc dầu mỏ là giảm phát thải khí nhà kính và nguyên liệu sẵn có tại địa phương, do đó không bị phụ thuộc vào nhiên liệu nhập khẩu. Công nghệ truyền thống để sản xuất ethanol sinh học là quá trình lên men từ đường hoặc tinh bột có trong các loại cây nguyên liệu như mía, ngô, sắn, củ cải đường... Hiệu suất của quá trình lên men tinh bột phụ thuộc vào nhiệt độ ủ. Lên men ở nhiệt độ thấp tăng hiệu suất lên 5-10% và giảm tiêu hao năng lượng 10%.

Để giảm giá thành và tăng sản lượng ethanol dùng trong nhiên liệu, nguồn nguyên liệu cho lên men được tận thu gồm cả cành, lá, thân cây của các loại vật liệu thô chứa cellulo, hemicellulo – các phế thải không phải là thức ăn của con người. Trong tương lai, với các công nghệ mới, nguyên liệu của ethanol sinh học sẽ gồm cả gỗ, rơm, cỏ và các bã thải (ví dụ như phần còn lại sau ép dầu cọ, bã mía…).


TT _Theo Báo Diễn Đàn Doanh Nghiệp

Thương hiệu vật liệu xây dựng