DOITHUONG247 - CỔNG THÔNG TIN TRÒ CHƠI ĐỔI THƯỞNG

Thông báo Việc làm Hỏi đáp chuyên ngành

Tin trong nước

Bộ trưởng Bộ Xây dựng tiếp tục trả lời chất vấn ĐBQH: Làm rõ thêm một số vấn đề

15/11/2012 - 11:11 SA

Phiên chất vấn các thành viên Chính phủ luôn được các đại biểu Quốc hội và cử tri cả nước đặc biệt quan tâm. Sáng 13/11, Bộ trưởng Bộ Xây dựng Trịnh Đình Dũng tiếp tục đăng đàn trả lời chất vấn các đại biểu Quốc hội. Đã có 19 lượt đại biểu Quốc hội đặt câu hỏi đối với Bộ trưởng Bộ Xây dựng, trong đó có những đại biểu đặt thêm câu hỏi cũng như trao đổi lại để làm rõ một số nội dung.

Bộ trưởng Bộ Xây dựng Trịnh Đình Dũng trả lời các câu hỏi chất vấn của đại biểu Quốc hội

Theo Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng, các đại biểu đã đưa ra nhiều câu hỏi dài và khá sâu sắc nhưng đã được Bộ trưởng Trịnh Đình Dũng trả lời rất đầy đủ. Tuy nhiên, vấn đề liên quan đến sự an toàn của Thủy điện Sông Tranh, chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng đề nghị cuối phiên chất vấn, Thủ trướng Chính phủ sẽ làm rõ thêm.

Sự cố Thủy điện Sông Tranh: Người dân hoàn toàn yên tâm

Tiếp tục trả lời chất vấn về sự an toàn của Thủy điện Sông Tranh, Bộ trưởng Trịnh Đình Dũng cho biết: Sau khi đưa vào sử dụng có thấm nước, Hội đồng nghiệm thu nhà nước về chất lượng công trình xây dựng đã cùng với Bộ Công thương, Chủ đầu tư và nhà tư vấn tập trung xử lý. Đến nay việc thấm nước đã đạt dưới mức yêu cầu, tức khoảng 3 lít/s. So với các đập hiện nay thì đập này có mức độ thấm ít.

Khi có sự cố, Hội đồng nghiệm thu Nhà nước đã chủ động và yêu cầu chủ đầu tư phải thuê tư vấn độc lập khác. Thủy điện Sông Tranh đã tuân thủ các quy trình về kiểm tra chất lượng bởi tư vấn độc lập và khẳng định là an toàn. Hiện nay, tích nước đạt đến mức tràn (cốt 161) cao trình thì người dân vẫn có thể hoàn toàn yên tâm chưa phải đi đâu cả.

Do động đất nên người dân rất lo lắng nhưng theo Bộ trưởng những rung chất này đều nhỏ hơn so với tính toán của Viện Vật lý địa cầu cung cấp đầu vào cho thủy điện là 5,5 độ richter. Quan điểm của Chính phủ và Bộ Xây dựng là tập trung xử lý mọi vấn đề liên quan đến an toàn và lấy an toàn là nhiệm vụ số 1. Và khi dân còn lo lắng thì không tích nước và Hội đồng nghiệm thu Nhà nước đã chủ động chưa cho tích nước. Chính phủ cũng đã cho phép và yêu cầu Viện vật lý địa cầu, Bộ Khoa học và Công nghệ phải tập trung mời các nhà tư vấn có kinh nghiệm trên thế giới về động đất, địa chất khảo sát, đánh giá địa chất ở khu vực Bắc Trà My.

Bộ trưởng cho biết, hiện nay các nhà địa chất của Nga đã đến Sông Tranh, sau đó là các nhà địa chất đến từ Ấn Độ, Nhật Bản để đánh giá, kết luận động đất tại khu vực này.

Tiếp lời Bộ trưởng Trịnh Đình Dũng, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng nhấn mạnh: Thủ tướng Chính phủ cũng đã thông báo về thông số kỹ thuật của Thủy điện Sông Tranh là hoàn toàn yên tâm và chưa cho tích nước. Chính phủ đã mới các chuyên gia nước ngoài có kinh nghiệm tới tiếp tục nghiên cứu.


Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng điều khiển phiên chất vấn và trả lời chất vấn

Doanh nghiệp xây dựng đang rất khó khăn

Trả lời câu hỏi “Sức khỏe” các TCty do Bộ quản lý hiện nay như thế nào, có đồng dạng với Tập đoàn Sông Đà không?. Theo Bộ trưởng Trịnh Đình Dũng, các TCty của Bộ Xây dựng nói chung cũng như các doanh nghiệp hiện nay đang trong tình trạng có nhiều khó khăn.

Hình ảnh đầu tiên được đưa ra là: TCty Lilama phải xử lý nợ xấu của một số công trình mà hiện nay chưa thanh toán do nợ đọng, và xử lý một số các vấn đề của thanh tra như Nhà máy xi măng Hạ Long hay TCty Coma thì liên quan đến xi măng Đồng Bành.

Bộ trưởng cho biết, nói chung hiện nay tồn đọng nợ trong xây dựng cơ bản, đặc biệt trong vấn đề thanh, quyết toán còn khó khăn. Bộ Xây dựng đang tập trung để xử lý, trước hết là rà soát tất cả các khoản nợ xem khoản nào có thể xử lý được, những khoản nào không thể xử lý được, và những khoản nào cần có thời gian.

Bộ Xây dựng đã có kế hoạch cấu trúc lại các doanh nghiệp của ngành xây dựng, trong đó có tái cấu trúc các sản phầm. Những ngành nghề không tương thích thì có lộ trình để thoái vốn và cổ phần hóa theo yêu cầu của Chính phủ.

Về nguyên nhân, thực trạng và giải pháp của nhà máy xi măng, nhất là 5 nhà máy xi măng có quyết định đầu tư không chính xác dẫn đến sản xuất kinh doanh không hiệu quả. Theo Bộ trưởng Trịnh Đình Dũng thì nguyên nhân chính ở đây là vốn của những chủ sở hữu, nhà đầu tư rất thấp. Ví dụ như xi măng Đồng Bành, vốn sở hữu chỉ có 4,49%; xi măng Hạ Long là 14,52%; xi măng Quang Sơn là 5,62%... trong khi đó lãi vay cao, dẫn đến giá thành sản xuất xi măng lớn, ảnh hưởng đầu ra của sản phẩm.

Bộ trưởng cũng cho biết, hiện nay Bộ Xây dựng đang hoàn thiện giải pháp tái cơ cấu ngành xi măng theo hướng phân loại các doanh nghiệp để có giải pháp phù hợp như: chuyển giao vốn, hoặc chuyển giao nguyên trạng doanh nghiệp cho những doanh nghiệp xi măng khác đang có lợi thế như Vicem. Vì hiện các doanh nghiệp này chỉ lỗ vì kế hoạch, còn theo lộ trình thì có lãi.

Bộ trưởng Trịnh Đình Dũng cũng cho biết, Bộ Xây dựng đã có lộ trình tái cơ cấu doanh nghiệp. Theo đó, năm 2013 sẽ tập trung làm và đến năm 2015 là thực hiện được.

Báo Xây dựng điện tử


Ý kiến của bạn

Thương hiệu vật liệu xây dựng