DOITHUONG247 - CỔNG THÔNG TIN TRÒ CHƠI ĐỔI THƯỞNG

Thông báo Việc làm Hỏi đáp chuyên ngành

Tin trong nước

Ứng dụng GIS trong quản lý và phát triển đô thị

18/02/2011 - 03:28 CH

GIS được thiết kế như một hệ thống quản lý dữ liệu không gian có nhiều ứng dụng trong việc phát triển đô thị và môi trường tự nhiên như quy hoạch đô thị, quản lý nhân lực, nông nghiệp, điều hành hệ thống công ích, lộ trình, nhân khẩu, bản đồ, giám sát vùng biển, cứu hoả và bệnh tật. Trong phần lớn các lĩnh vực này, GIS đóng vai trò như là một công cụ hỗ trợ quyết định cho việc lập kế hoạch hoạt động. Báo Xây dựng đã có dịp trao đổi với TS. KTS Đỗ Tú Lan - Phó cục trưởng Cục Phát triển đô thị về vấn đề này.

Bà có thể cho biết tính hữu ích của việc ứng dụng GIS trong quản lý và phát triển đô thị?

- Phát triển đô thị là một quá trình, theo quy luật tự nhiên kinh tế và xã hội, có sự tác động rất lớn giữa chiến lược và chính sách phát triển, các chương trình dự án đầu tư hạ tầng kỹ thuật và xã hội của nhà nước cũng như sự đóng góp đầu tư từ nhiều thành phần xã hội. Những năm gần đây sự phát triển đô thị cũng đang có nhiều tác động mạnh bởi quy luật của nền kinh tế thị trường, sự chuyển đổi đất đai trong đô thị diễn ra nhanh chóng, sự đa dạng loại hình công trình xây dựng trong đô thị và sự đa dạng thành phần đầu tư trong thời gian ngắn đã gây nên áp lực cho các nhà quy hoạch và quản lý đô thị. Với nhu cầu phát triển như hiện nay và xu thế phát triển trong tương lai, việc áp dụng phương pháp quy hoạch và quản lý đô thị có sự trợ giúp của GIS là vô cùng cần thiết và cấp bách.

GIS đã được nhiều nước trên thế giới áp dụng từ nhiều thập kỷ qua. Những năm gần đây, khi hệ thống mạng internet phát triển mạnh chính là cơ hội cho việc trao đổi thông tin mạng nhanh chóng bởi không bị hạn chế bởi về không gian và thời gian. Việc giao diện GIS trên mạng được phát triển ở cấp độ cao với hệ thống ảnh vệ tinh viễn thám và công nghệ bản đồ số. Để phục vụ cho những quyết sách dù nhỏ hay lớn nếu các nhà lãnh đạo và quản lý có được đầy đủ thông tin chính xác và được phân tích kỹ lưỡng sẽ đảm bảo đạt hiệu quả cao hơn rất nhiều.

Khi đã xây dựng được một bộ khung dữ liệu nền chính xác và có hệ thống cập nhật một cách đầy đủ và liên tục, các nhà lãnh đạo hay quản lý dù ở tại địa phương hay đang đi công tác bất kỳ tọa độ nào cũng có thể biết được cụ thể tình hình biến đổi phát triển của đô thị đang diễn ra như thế nào; thông tin được cập nhật có thể rất đa dạng và đa chiều, việc truy cập các thông tin có thể rất nhanh chóng.

Nhận xét và đánh giá của bà về tình hình ứng dụng GIS trong quản lý và phát triển đô thị tại Việt Nam?

- Từ những năm 90, GIS được một số tổ chức và cơ quan của Việt Nam áp dụng vào công tác chuyên môn. Việc áp dụng GIS ở Việt Nam hiện được các ngành đã và đang tích cực áp dụng ví dụ như lĩnh vực tài nguyên môi trường, nông nghiệp và phát triển nông thôn, giao thông... Tuy nhiên, việc áp dụng GIS của các ngành và các địa phương còn chưa đồng bộ và thích hợp. Riêng đối với lĩnh vực quy hoạch và quản lý đô thị hiện nay còn rất yếu. Mặc dù, một số địa phương đã tích cực tiếp cn, một số địa phương khác có dự án trong một thời gian vì có tài trợ hoặc có kinh phí thực hiệnận và phần nào có bản đồ số hóa cho đô thị nhưng lại không có hệ thống cập nhật thường xuyê trong một thời gian ngắn và không được duy trì bởi không có điều kiện nâng cấp phần cứng và phần mềm...

Nhiều tổ chức lập quy hoạch hoặc quản lý đô thị cũng được đầu tư để xây dựng hệ thống CSDL và áp dụng GIS nhưng do việc đầu tư không có tính đồng bộ và thiếu bền vững, nên chỉ giải quyết được một số mục tiêu ngắn hạn và không hiệu quả, thậm chí nhiều trung tâm được thành lập chỉ được vài năm đã nhanh chóng lạc hậu và không sử dụng được.

Hiện nay Cục Phát triển đô thị đang xây dựng đề án nhằm chuẩn bị dự thảo nghị định và các thông tư để có quy định chung cho việc quản lý đô thị trên toàn quốc nhằm đưa ra những chế tài và hướng dẫn cụ thể cho việc áp dụng GIS đồng bộ và hiệu quả. Một số dự kiến áp dụng bước đầu là “Xây dựng khung CSDL đô thị quốc gia phục vụ công tác quản lý nâng cấp, phát triển đô thị”

Các thông tin, số liệu tổng thể, đa ngành về các đô thị trên cả nước với mức độ chi tiết đến các cấp được phân thành 3 mức: (1) dữ liệu cấp toàn đô thị; (2) dữ liệu cấp phường/xã; và (3) dữ liệu chi tiết khu vực đô thị và các khu vực có vấn đề môi trường nghiêm trọng. Hệ thống thông tin dữ liệu quản lý theo từng đô thị yêu cầu chi tiết đến từng lô đất và có mối quan hệ thống nhất với ngành tài nguyên môi trường và những mục tiêu quản lý xây dựng, phát triển đô thị trên địa bàn đô thị.

Theo bà, chúng ta cần có những biện pháp, chính sách gì để ứng dụng hiệu quả GIS trong quản lý đô thị?

- Nói đến áp dụng GIS trong quản lý đô thị tức là phải có tính hệ thống và đồng bộ, việc áp dụng phải có những thể chế thống nhất và có chế tài áp dụng. Thực tế khoảng 20 năm nay đã có sự phát triển của GIS, nhưng việc áp dụng thực sự hiệu quả đối với công tác quy hoạch và quản lý đô thị còn rất bất cập và khó khăn. Do đó, để nghị định và các thông tư hướng dẫn áp dụng GIS đối với quản lý phát triển đô thị đi vào cuộc sống đòi hỏi phải có nhiều chính sách và cơ chế đồng bộ như tăng cường năng lực đồng bộ từ trung ương đến địa phương; đầu tư phần cứng và phần mềm thích hợp; thống nhất bộ chỉ số thông tin; tích hợp thông tin; cập nhật thông tin theo hàng quý và hàng năm; duy trì cơ chế đầu tư cho công tác nâng cấp hàng năm; trao đổi thông tin đa chiều đa cấp theo các mục tiêu quản lý cụ thể.

NN_Theo Khánh Phương, Báo xây dựng

Ý kiến của bạn

Thương hiệu vật liệu xây dựng