DOITHUONG247 - CỔNG THÔNG TIN TRÒ CHƠI ĐỔI THƯỞNG

Thông báo Việc làm Hỏi đáp chuyên ngành

Thông tin Bất động sản

Bất động sản xanh - mốt thời thượng

13/02/2017 - 04:52 CH

Công nghệ và vật liệu thay thế là xu hướng phù hợp cho sự phát triển ngành xây dựng trong tiến trình phát triển bền vững. Vật liệu xanh, kiến trúc xanh, dự án xanh…, xanh hóa công trình bất động sản đang trở thành mốt thời thượng của các chủ đầu tư địa ốc.
Trong các công trình, vật liệu là yếu tố chiếm khoảng 70% giá thành. Nếu sử dụng hợp lý vật liệu sẽ mang lại hiệu quả kinh tế cao. Tài nguyên thiên nhiên, trong đó có các nguồn vật liệu xây dựng tự nhiên, đang ngày càng cạn kiệt, việc khai thác quá mức phục vụ nhu cầu xây dựng của thị trường đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường sống.

Xu hướng phát triển các loại vật liệu thay thế có ý nghĩa vô cùng lớn trong bối cảnh hiện nay, làm giảm tác động tiêu cực đến tài nguyên và môi trường sống, giảm giá thành của sản phẩm một cách tối đa. Trong khi đó, tính năng, chất lượng sử dụng của loại vật liệu này tương đương, thậm chí nhiều sản phẩm còn mang nhiều tính ưu việt hơn sản phẩm truyền thống.

Đã có một số công nghệ mới được sử dụng tại Việt Nam, như công nghệ sản xuất gạch nhẹ, gạch không nung từ phế thải công nghiệp (tro bay nhiệt điện, xỉ than...) thay thế cho gạch nung truyền thống, hay các loại gỗ nhân tạo sản xuất từ rơm rạ, trấu, vụn gỗ... để thay thế cho các loại gỗ tự nhiên. Gỗ nhân tạo về nhiều điểm có tính năng tốt hơn một số loại gỗ tự nhiên như ít cong vênh, chịu nước, chịu mài mòn, trong khi độ cảm quan và tính năng sử dụng tương đương.

Như vậy, phế thải từ nhiều ngành nếu biết cách sử dụng sẽ tạo nên các loại vật liệu có chất lượng cao, tiết kiệm được tài nguyên, giải quyết vấn đề môi trường. Tuy nhiên, trên thực tế, vì một số lý do, nhiều chủ đầu tư tìm cách "né" sử dụng các loại vật liệu này.

Cụ thể, theo nhiều chủ đầu tư, việc áp mức dự toán cho công trình sử dụng vật liệu xây không nung với chi phí hệ số nhân công trình sử dụng gạch không nung là 3,5/7 so với định mức thông thường của Bộ Xây dựng là thiếu thực tế. Bởi lẽ, để thi công vật liệu không nung, người thợ không thể một tay bê cả hòn gạch to, thậm chí có những loại gạch bằng 4 - 8 lần viên gạch đỏ. Chưa kể, nhiều loại phải có vít để cố định viên gạch, sau khi xây xong phải tháo vít... Ngoài ra, khi thi công với gạch đỏ, chỉ cần dùng dao xây chặt nhẹ, viên gạch vỡ đôi để khớp nối giữa các viên gạch, to nhỏ tùy ý, xử lý linh động, còn gạch không nung phải xử lý bằng máy… Tính ra, chi phí thi công còn tốn hơn cả xây gạch đỏ.

doithuong247
Các dự án bất động sản nghỉ dưỡng có xu hướng quay lại các vật liệu tự nhiên

Hơn nữa, công trình sử dụng gạch không nung phải được thiết kế từ ban đầu, chứ không đơn giản là đưa vào. Chưa kể đến việc, nếu dùng gạch không nung để xây tường, thì phải lắp đặt luôn thiết bị điện, nước, cáp viễn thông, internet, chứ không thể đục đẽo như gạch thường. Trong khi đó, đại đa số các công trình tại Việt Nam hiếm khi có thiết kế chuẩn ngay ban đầu.

Dẫu vậy, theo đánh giá của các chuyên gia, với nhu cầu ngày càng cao về chất lượng công trình xây dựng, cũng như tính đa dụng trong việc tiết kiệm năng lượng, cải thiện môi trường, thì việc ứng dụng các công nghệ vật liệu xây dựng mới sẽ dần phổ biến hơn. Đặc biệt, Thông tư 09/2012/TT-BXD đã đưa ra thời hạn bắt buộc các chủ đầu tư phải sử dụng vật liệu không nung trong các công trình.

Theo đó, sau năm 2015, các công trình từ 9 tầng trở lên phải xây bằng 50% vật liệu xây không nung (tính theo thể tích khối xây). Do đó, dù không muốn, các doanh nghiệp cũng sẽ phải tính tới việc áp dụng và đưa vào các công trình của mình vật liệu không nung.

Ông Trần Lê Việt Quốc, Phó giám đốc Nhà máy Sản xuất bê tông Phan Vũ Hải Dương, thuộc Tập đoàn Phan Vũ cho biết, các doanh nghiệp cần phải hiểu việc ứng dụng các công nghệ vật liệu xây dựng mới như bê tông “xanh”, với thành phần chính là vật liệu phế thải, không chỉ bền hơn, rẻ hơn, mà còn góp phần cải thiện môi trường và tiết kiệm năng lượng cho người sử dụng.

So sánh 1 m3 bê tông được sản xuất theo phương pháp truyền thống với bê tông theo công nghệ mới, thì giá thành bê tông theo công nghệ mới sẽ cao hơn, vì phải bổ sung thêm một số loại vật liệu làm tăng cường độ, thiết bị sản xuất phải đầu tư hiện đại hơn, nhưng xét về tổng thể cho một công trình xây dựng, thì giá thành sẽ giảm hơn rất nhiều.

Chẳng hạn, so sánh sản phẩm cọc bê tông ly tâm D500, sản xuất theo công nghệ mới, sức chịu tải tới hạn của cọc là 500 tấn, chiều dài L = 13 m có khối lượng bê tông là 1,3 m3. Cọc vuông bê tông không ly tâm 400x400 đặc theo phương pháp truyền thống, sức chịu tải dài hạn của cọc là 500 tấn, chiều dài cọc L = 13 m, có khối lượng bê tông là 2,08 m3. Như vậy, khối lượng bê tông chênh nhau là 1,6 lần.

Ngoài ra, tiến độ thi công bê tông sản xuất sẵn trong nhà máy đem ra công trường thi công sẽ nhanh hơn, thời gian thi công cho một công trình sẽ nhanh gấp 2 - 3 lần so với thi công theo phương pháp thông thường. Việc đưa công trình vào khai thác sẽ sớm hơn, thu hồi vốn nhanh hơn.

Bên cạnh đó, tuổi thọ công trình dài hơn do chất lượng bê tông cao hơn, chất lượng đều hơn do được sản xuất bằng thiết bị hiện đại, khả năng chống xâm thực do phải chịu ảnh hưởng của môi trường cao hơn, so với bê tông thông thường. Khả năng bền vững của công trình cao hơn, dài hơn, rủi ro ít hơn, từ đó sẽ mang lợi nhuận cao hơn.

Theo đánh giá của ông Lê Quang Hùng, Vụ trưởng Vụ Khoa học công nghệ, Bộ Xây dựng, việc chế tạo một khối bê tông thương phẩm đạt cường độ cao như bê tông dự ứng lực sẽ góp phần giảm thiểu những tác động tới môi trường, do kết hợp sử dụng các vật liệu được tái chế, phế thải như tro bay của các nhà máy nhiệt điện thay thế một phần cho xi măng, hay silica fume, cát nhân tạo thay thế cho cát tự nhiên, hoặc sử dụng bê tông cốt sợi như sợi thủy tinh, các phế thải như sợi sắt thép, nhôm được tái chế thành các sợi nhỏ...

Thống kê từ nhiều đơn vị cho thấy, lượng phế thải tro bay từ các nhà máy hiện nay là rất lớn và đây là được coi là nguồn nguyên liệu tốt cho việc sản xuất các vật liệu bê tông thân thiện với môi trường nếu biết tận dụng tốt.

Thời gian tới, theo ông Hùng, Bộ Xây dựng sẽ cùng với các cơ quan có liên quan tập trung hoàn thiện về mặt thể chế về quản lý loại vật liệu xây dựng này như thế nào cho phù hợp, đồng thời đề ra các quy chuẩn, mục tiêu hoàn thiện, xây dựng các cơ chế phù hợp để khuyến khích các doanh nghiệp mạnh dạn hơn trong việc thực thi và áp dụng rộng rãi hơn tại các công trình xây dựng ở Việt Nam.

Theo Đầu tư BĐS
 

Ý kiến của bạn

Thương hiệu vật liệu xây dựng