DOITHUONG247 - CỔNG THÔNG TIN TRÒ CHƠI ĐỔI THƯỞNG

Thông báo Việc làm Hỏi đáp chuyên ngành

Tin tức

“Nóng” chuyện trách nhiệm quy hoạch, cấp phép xây dựng

07/09/2013 - 09:16 SA

Đó là không khí trong phiên họp góp ý Dự án Luật Xây dựng (sửa đổi) do Ủy ban Khoa học Công nghệ và Môi trường (KHCN&MT) của Quốc hội tổ chức ngày 4/9 vừa qua.

Luật Xây dựng (sửa đổi) sẽ được trình Quốc hội vào kỳ họp tháng 10 tới


Bất cập từ quy hoạch...

Phát biểu tại phiên họp, Chủ nhiệm Ủy ban KHCN&MT của Quốc hội Phan Xuân Dũng đánh giá, sau hơn 9 năm thực hiện, Luật Xây dựng hiện hành đã có nhiều đóng góp quan trọng cho sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước. Tuy nhiên, cùng với sự biến đổi nhanh chóng của đời sống kinh tế, xã hội trong nước và tác động hội nhập quốc tế, một số nội dung của Luật đã bộc lộ hạn chế, cần được sửa đổi, bổ sung kịp thời, đáp ứng yêu cầu của thực tiễn. Việc sửa đổi Luật Xây dựng sẽ góp phần hoàn thiện môi trường cạnh tranh lành mạnh, bình đẳng, khuyến khích mọi thành phần kinh tế trong và ngoài nước tham gia hoạt động xây dựng trên lãnh thổ Việt Nam.

Nói về mặt hạn chế, Ủy viên Thường trực Ủy ban KHCN&MT Phùng Đức Tiến (đại biểu Quốc hội tỉnh Hà Nam) cho biết, công tác lập và phê duyệt quy hoạch trong thời gian qua dẫn đến một số hậu quả khá nghiêm trọng.

“Khu công nghệ cao Láng - Hòa Lạc vẫn bỏ không rất nhiều, Đại học Quốc gia cũng chưa biết bao giờ mới xong, quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đã có từ lâu nhưng nhiều quy hoạch phân khu, chức năng chưa có, khiến hiệu quả đầu tư thấp, gây lãng phí lớn”, ông Tiến nói và đề nghị, Ban soạn thảo cần làm rõ khái niệm quy hoạch, quy hoạch tổng thể và có thời gian cụ thể để hoàn thành quy hoạch.

Cùng chung quan điểm trên, đại biểu Lê Bộ Lĩnh (tỉnh An Giang) cho rằng, đã quy hoạch thì trong một thời hạn nhất định phải lập các dự án và xây dựng, chứ không thể lập đến 30 năm rồi vẫn giữ để đấy. Nêu kinh nghiệm từ nước ngoài, ông Lĩnh kiến nghị, Luật Xây dựng sửa đổi cần có quy định buộc các dự án trong quy hoạch đã được phê duyệt phải triển khai đúng tiến độ, nếu không sẽ bị xử phạt nặng.

Nhiều đại biểu còn kiến nghị, trong phê duyệt dự án cần thẩm định dự án, làm rõ trách nhiệm của người phê duyệt tổng mức đầu tư… Đồng thời, Ban soạn thảo nghiên cứu, cụ thể hóa nguyên tắc công khai, minh bạch trong thẩm định dự án đầu tư xây dựng; bổ sung quy định về cơ cấu tổ chức của ban quản lý dự án đầu tư xây dựng, tránh hiện tượng “khép kín” trong quản lý, dễ gây thất thoát, lãng phí.


… đến cấp phép xây dựng

Về cấp giấy phép xây dựng, Ủy ban KHCN&MT cho rằng, Dự thảo Luật cần quy định chặt chẽ để làm cơ sở cho việc quản lý xây dựng công trình, nhưng cũng phải tạo điều kiện thuận lợi cho mọi tổ chức, cá nhân xin cấp phép.

Phản ánh một nghịch lý “cả tòa nhà cao tầng đồ sộ giữa phố xây vượt tầng, thậm chí không phép nhưng không ai hay”, bà Bùi Thị An (Hà Nội) đề nghị, Dự thảo luật cần có quy định về hồi tố, đưa ra tòa người phê duyệt quy hoạch, cấp phép xây dựng trái quy định của pháp luật. “Làm sai thì phải vào tù, nếu không thì ai chịu trách nhiệm”, bà An nói.

Bà Trần Thị Quốc Khánh (Hà Nội) nhận xét, trong Dự thảo Luật mới quy định các hành vi bị nghiêm cấm đối với các chủ đầu tư, những hành vi lấn chiếm…, chứ chưa có những hành vi nghiêm cấm đối với thanh tra xây dựng và chủ tịch UBND các cấp. Theo bà Khánh, đây là hai đối tượng liên quan trực tiếp đến những sai phạm về cấp phép xây dựng thời gian qua, nhưng chưa có chế tài xử lý. Vì vậy, cần chú ý đến hai đối tượng này để sau này, khi có vi phạm xảy ra mới có thể xử lý được.

Ở một khía cạnh khác, Chủ tịch Tổng hội Xây dựng Trần Ngọc Hùng nêu thực trạng về cơ chế “thoáng” thời gian qua khiến số lượng doanh nghiệp ngành xây dựng “bùng nổ” nhưng Nhà nước không quản lý, thẩm tra được năng lực. Ông Hùng cho rằng, nên để ngành nghề xây dựng là ngành nghề kinh doanh có điều kiện, cần có tổ chức kiểm định, việc này sẽ giúp hạn chế tình trạng các tổ chức hoạt động lộn xộn như hiện nay.

Bộ trưởng Xây dựng Trịnh Đình Dũng cho biết, Ban soạn thảo sẽ tiếp thu ý kiến đóng góp liên quan đến vấn đề nguồn lực quy hoạch, dự án đầu tư, quản lý dự án, giấy phép xây dựng… để hoàn thiện hơn nữa Luật Xây dựng (sửa đổi) trước khi trình Quốc hội vào kỳ họp tháng 10 tới.

Theo: ĐTCK (TL)

Ý kiến của bạn

Thương hiệu vật liệu xây dựng