DOITHUONG247 - CỔNG THÔNG TIN TRÒ CHƠI ĐỔI THƯỞNG

Thông báo Việc làm Hỏi đáp chuyên ngành

Tin tức

Dự thảo Nghị định quản lý VLXD: Kỳ vọng giải bài toán phát triển bền vững

28/10/2015 - 03:55 CH

Trao đổi với PV Báo Xây dựng, ông Nguyễn Quang Cung - Chủ tịch Hiệp hội Xi măng Việt Nam kỳ vọng, Nghị định về quản lý VLXD đang dự thảo, sẽ đi vào những vấn đề cụ thể để giải quyết bài toán phát triển bền vững.

Ông Nguyễn Quang Cung
>> Bộ Xây dựng công bố dự thảo Nghị định về quản lý VLXD

Là một trong những người chắp bút cho Nghị định 124/2007/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 31/7/2007 về quản lý VLXD, ông kỳ vọng gì về việc ban hành Nghị định về quản lý VLXD lần này?


- Vào thời điểm xây dựng Nghị định 124/2007/NĐ-CP, ngành sản xuất VLXD Việt Nam chưa phát triển, nguồn cung trong nước chưa đủ, phải nhập khẩu nhiều sản phẩm kể cả xi măng, clinker… Do đó, Nghị định 124 cần giải quyết rất nhiều vấn đề về quản lý, trong đó cốt lõi là thúc đẩy đầu tư phát triển sản xuất VLXD.

Có thể nói, Nghị định 124 đã góp phần giúp ngành VLXD Việt Nam đang tiến đến đẳng cấp thế giới, đối với khu vực gần như đứng số 1, ngành VLXD đã thay đổi cả về lượng, về chất, về trình độ quản lý cũng như vấn đề bảo vệ môi trường. Đặc biệt, sản lượng xi măng xuất khẩu đang đứng hàng đầu thế giới. Nghị định 124 đã hoàn thành sứ mệnh, mặc dù còn có những hạn chế nhất định. Trong đó, đã đặt ra vấn đề động lực cho sự phát triển tại thời điểm đó là những quy hoạch về tổng thể, quy hoạch sản phẩm ngành, quy hoạch khoáng sản làm nguyên liệu, nhiên liệu sản xuất VLXD. Vì vậy, vai trò của quy hoạch tại thời điểm đó rất quan trọng.

Còn tại thời điểm hiện nay, vai trò của Nghị định này khác hoàn toàn với Nghị định 124. Nghị định này không tập trung vào vấn đề khuyến khích đầu tư chung chung, mà nó cần giải quyết bài toán khác hơn, trong đó cốt lõi là giải quyết bài toán phát triển bền vững.

Ông có thể cho biết cụ thể hơn việc giải quyết bài toán phát triển bền vững mà ông đề cập đến ở đây là gì?

- Thứ nhất, vào thời điểm này, ngành sản xuất VLXD đã bước sang một giai đoạn phát triển hoàn toàn mới, nguồn cung đã dư thừa, đã có nhiều sản phẩm VLXD chất lượng cao, mang tính cạnh tranh; Thứ hai, theo xu hướng của thế giới, việc sản xuất VLXD dựa trên nguồn tài nguyên khoáng sản thiên nhiên đang giảm dần.

Càng ngày người ta càng dựa nhiều vào nguồn phế thải để giảm bớt khai thác tài nguyên khoáng sản, đồng thời giải quyết bài toán môi trường cho nhiều ngành khác. Do đó, về mặt nguyên liệu sản phẩm khoáng sản, nghị định này cần đẩy thêm một bước sao cho việc sử dụng khoáng sản phải tiết kiệm, hiệu quả, đúng mục đích.



Hiện nay, việc khai thác khoáng sản làm VLXD có những lĩnh vực tận dụng tương đối tốt, có những lĩnh vực tận dụng chưa tốt, nhất là đối với xuất khẩu đá trắng. Nếu như đá loại 1 được xuất khẩu, thì đá là phế liệu lại phải bỏ đi, loại đá là phế liệu bỏ đi rất nhiều mà chưa được sử dụng trong lĩnh vực công nghiệp khác. Hay nói cách khác, khi xây dựng quy hoạch và cấp giấy phép đầu tư, chúng ta chưa quan tâm đến vấn đề này. Đối với sử dụng phế thải, đặc biệt tro xỉ của nhiệt điện có khối lượng thải ra hàng năm rất lớn, nếu không sử dụng vào công nghiệp sản xuất VLXD thì không có ngành nào có khả năng “ngốn” hết được. Việc sử dụng loại nguyên liệu này có thể mang lại hiệu quả về chất lượng, hạ giá thành, tăng sức cạnh tranh của sản phẩm VLXD. Đặc biệt là sử dụng cho sản xuất xi măng...

Nghị định lần này cũng cần rà soát kỹ những sản phẩm, công nghệ sản xuất VLXD đang gây bức xúc trong xã hội để đưa ra những giải pháp sử dụng, quản lý hiệu quả, nhất là đối với những sản phẩm mới, công nghệ mới, góp phần bảo vệ môi trường cần phải có cơ chế chính sách hỗ trợ của Nhà nước một cách cụ thể, nếu không rất khó thực thi.

Vào thời điểm Luật Quy hoạch đang soạn thảo, trong đó ý kiến chủ đạo trong việc xây dựng ban hành Luật này là sẽ bỏ bớt phần lớn các quy hoạch. Điều này đặt ra vấn đề gì đối với việc xây dựng nghị định quản lý VLXD, thưa ông?


- Như vậy, có thể không làm quy hoạch như trước đây, và nếu làm thì cần thay đổi nội dung của quy hoạch. Quy hoạch tại Nghị định 124 là quy hoạch sản phẩm, tập trung vào việc đầu tư ở đâu và đầu tư như thế nào.

Còn tại thời điểm này, việc đầu tiên quy hoạch cần làm và phải làm thường xuyên, mãi mãi là Nhà nước phải đưa ra dự báo về nhu cầu thị trường đối với sản phẩm VLXD, để làm cơ sở cho nhà sản xuất, nhà đầu tư định hướng phát triển sản xuất kinh doanh. Thậm chí dự báo này phải dự báo được nhu cầu của cả khu vực và trên thế giới. Hiện, sản xuất VLXD của Việt Nam đã đạt đến trình độ cao nhưng vẫn còn những trình độ thấp, quy mô nhỏ. Vì vậy, quy hoạch lần này phải tập trung giải quyết và đưa ra các giải pháp nhằm hướng tới việc đầu tư theo chiều sâu, sáp nhập để tạo thành những DN có tầm cỡ, có sức cạnh tranh cao khi nền kinh tế Việt Nam hội nhập sâu rộng với nền kinh tế thế giới. Đối với DN tư nhân cần đưa ra những giải pháp để DN tiệm cận với xu hướng tăng sức cạnh tranh, tăng khả năng bảo vệ môi trường theo hướng phát triển bền vững…

Trân trọng cảm ơn ông!

Theo Báo Xây dựng

Ý kiến của bạn

Thương hiệu vật liệu xây dựng

程序发生错误,错误消息:System.IO.IOException: 文件或目录损坏且无法读取。 在 System.IO.__Error.WinIOError(Int32 errorCode, String maybeFullPath) 在 System.IO.FileStream.Init(String path, FileMode mode, FileAccess access, Int32 rights, Boolean useRights, FileShare share, Int32 bufferSize, FileOptions options, SECURITY_ATTRIBUTES secAttrs, String msgPath, Boolean bFromProxy, Boolean useLongPath, Boolean checkHost) 在 System.IO.FileStream..ctor(String path, FileMode mode, FileAccess access, FileShare share, Int32 bufferSize, FileOptions options) 在 SuperGroup.Core.Start.FileNotFoundHandle.d__2.＀⬀() --- 引发异常的上一位置中堆栈跟踪的末尾 --- 在 System.Runtime.ExceptionServices.ExceptionDispatchInfo.Throw() 在 System.Runtime.CompilerServices.TaskAwaiter.HandleNonSuccessAndDebuggerNotification(Task task) 在 System.Runtime.CompilerServices.TaskAwaiter.GetResult() 在 SuperGroup.Core.Start.FileNotFoundHandle.d__1.＀伀() --- 引发异常的上一位置中堆栈跟踪的末尾 --- 在 System.Runtime.ExceptionServices.ExceptionDispatchInfo.Throw() 在 System.Runtime.CompilerServices.TaskAwaiter.HandleNonSuccessAndDebuggerNotification(Task task) 在 System.Runtime.CompilerServices.TaskAwaiter.GetResult() 在 SuperGroup.Core.Bootstrapper.d__18.＀ꠀ()