DOITHUONG247 - CỔNG THÔNG TIN TRÒ CHƠI ĐỔI THƯỞNG

Thông báo Việc làm Hỏi đáp chuyên ngành

Sự kiện

Tọa đàm “Thúc đẩy phát triển cát nghiền và tái chế phế thải xây dựng tại các tỉnh phía Nam”

18/10/2023 - 09:37 SA

Vừa qua, tại TP.HCM, Viện Vật liệu xây dựng (VIBM) đã phối hợp với Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên tại Việt Nam (WWF - Việt Nam) tổ chức Tọa đàm “Thúc đẩy phát triển cát nghiền và tái chế phế thải xây dựng tại các tỉnh phía Nam”.
doithuong247

Phát biểu khai mạc, PGS.TS. Lê Trung Thành, Viện trưởng Viện Vật liệu xây dựng cho biết, hiện ngành Xây dựng thường sử dụng 2 loại cát, loại thứ nhất dùng cho bê tông và vữa tiêu thụ khoảng hơn 100 triệu m³/năm; loại thứ 2 là cát dùng cho san lấp hạ tầng công trình xây dựng và giao thông có khối lượng tiêu thụ rất lớn. Ví dụ một số dự án xây dựng đường cao tốc tại khu vực ĐBSCL hiện nay đã cần đến khoảng 54 triệu m³.

Cát nghiền chủ yếu được sử dụng để thay thế cát thiên nhiên dùng cho bê tông và vữa. Cát nghiền có thể được tạo ra từ các nguồn khác nhau (khoáng sản đá, sỏi thiên nhiên; phế thải của ngành khai thác than, khoáng sản; phế thải phá dỡ các công trình xây dựng và phế thải của các ngành công nghiệp gang thép, nhiệt điện,…). Xu thế sản xuất và sử dụng cát nghiền trong xây dựng là cần thiết vì lượng cát thiên nhiên ngày càng cạn kiệt, đồng thời nếu đẩy mạnh nghiên cứu và sử dụng cát nghiền tái chế từ các nguồn phế thải sẽ càng có ý nghĩa hơn nữa về mặt môi trường.

Tọa đàm tập trung vào các nội dung chính bao gồm: Sử dụng vật liệu thay thế cát tự nhiên; Tổng quan về định mức kinh tế kỹ thuật sử dụng cát nghiền và vật liệu tái chế từ phế thải xây dựng; Ngân hàng cát cho BĐSCL; Nghiên cứu đánh giá trữ lượng/khả năng cung cấp của 8 loại vật liệu thay thế cát sông ở miền Nam Việt Nam.

Một số giải pháp, khuyến nghị cho cát nghiền và tái chế phế thải xây dựng:

Giải pháp cần thiết hiện nay trong việc tăng cường sử dụng vật liệu thay thế cát tự nhiên:

doithuong247

Để thúc đẩy việc sản xuất và sử dụng cát nghiền thay thế cát tự nhiên dùng cho bê tông và vữa xây dựng, Nhà nước cần tăng cường công tác nghiên cứu KHCN để giải quyết các khó khăn về kỹ thuật trong sản xuất và sử dụng cát nghiền.

Các Bộ, ngành và địa phương liên quan cần tính toán cân đối cung cầu cát xây dựng; tăng cường tuyên truyền, khuyến khích đầu tư sản xuất và sử dụng cát nghiền thay thế cát tự nhiên dùng cho bê tông và vữa; khẩn trương hoàn thiện các bộ định mức kinh tế kỹ thuật, đơn giá đối với các loại vật liệu thay thế cát tự nhiên trong xây dựng, nhằm đảm bảo có đầy đủ cơ sở pháp lý để các địa phương, tổ chức cá nhân thúc đẩy sử dụng vật liệu thay thế cát tự nhiên. Đề xuất với Chính phủ và Quốc hội ban hành các chính sách ưu đãi về thuế, chuyển giao công nghệ, vốn vay… cho các doanh nghiệp đầu tư sản xuất cát nghiền; nâng cao mức thuế đối với cát tự nhiên; quy định các loại công trình phải sử dụng cát nghiền; có các chế tài đủ mạnh để quản lý, xử phạt các vi phạm về sản xuất và sử dụng cát xây dựng.

Để thúc đẩy nghiên cứu ứng dụng và triển khai tái chế phế thải xây dựng, về mặt KHCN cần xây dựng nghiên cứu, nhân rộng các công nghệ sản xuất sạch, thân thiện môi trường, phát triển các công nghệ xử lý và tái chế, tái sử dụng; Các ngành chức năng cần xây dựng và hoàn thiện chính sách, pháp luật về tái chế chất thải trong đó có phế thải xây dựng; hình thành thị trường chất thải có thể tái chế tái sử dụng; hỗ trợ hình thành các doanh nghiệp tái chế lớn; xây dựng luật tái chế chất thải, các cơ chế chính sách khuyến khích các tổ chức cá nhân tham gia việc tái chế, tái sử dụng chất thải; ưu đãi về tài chính cho mọi thành phần tham gia việc tái chế tái sử dụng.

Đại diện nhóm nghiên cứu, ông Hà Huy Anh, WWF - Việt Nam cũng đưa ra kiến nghị và chỉ ra sự cần thiết phải xây dựng một kế hoạch quản lý toàn diện tài nguyên cát dựa trên kết quả nghiên cứu khoa học, cân nhắc về các khía cạnh kinh tế - xã hội và lợi ích công cộng. Bên cạnh đó, một Ngân hàng cát được thiết lập cho toàn vùng ĐBSCL có tiềm năng lớn trong việc quản lý cát sông một cách bền vững hơn, đặc biệt trong giai đoạn dần chuyển đổi từ sự phụ thuộc hoàn toàn vào cát sông sang các loại vật liệu thay thế bền vững khác ở Việt Nam. Cần xem xét để công nhận cát sông là một nguồn tài nguyên quan trọng, không phải là vật liệu xây dựng thông thường, trong các văn bản pháp luật và chính sách có liên quan.

Chính phủ và các Bộ, ngành nên cân nhắc, xem xét về sự khan hiếm cũng như hậu quả của việc cạn kiệt nguồn cát dự trữ hiện có, để hỗ trợ các địa phương và doanh nghiệp có thể thực hiện các sáng kiến nhằm giảm tối đa việc khai thác cát sông. Ủy ban Mê Kông (UBMK) Việt nam hợp tác với Ủy Hội sông Mê Kông cùng UBMK của các nước thượng nguồn để phát triển Ngân hàng cát quy mô lưu vực, nhằm đảm bảo cho việc quản lý một cách bền vững nguồn tài nguyên quý giá chung của cả lưu vực này.

Buổi Tọa đàm đã kết thúc sau phần trao đổi, thảo luận và đồng thuận với các giải pháp, góp phần định hướng phát triển cát nghiền cũng như vật liệu xây dựng được tái chế từ phế thải xây dựng nhằm thay thế cát sông tại các tỉnh phía Nam.
 
VLXD.org (TH/ VIBM)
 

Ý kiến của bạn

Thương hiệu vật liệu xây dựng

程序发生错误,错误消息:System.IO.IOException: 文件或目录损坏且无法读取。 在 System.IO.__Error.WinIOError(Int32 errorCode, String maybeFullPath) 在 System.IO.Directory.InternalCreateDirectory(String fullPath, String path, Object dirSecurityObj, Boolean checkHost) 在 System.IO.Directory.InternalCreateDirectoryHelper(String path, Boolean checkHost) 在 SuperGroup.Core.Start.FileNotFoundHandle.d__2.＀⬀() --- 引发异常的上一位置中堆栈跟踪的末尾 --- 在 System.Runtime.ExceptionServices.ExceptionDispatchInfo.Throw() 在 System.Runtime.CompilerServices.TaskAwaiter.HandleNonSuccessAndDebuggerNotification(Task task) 在 System.Runtime.CompilerServices.TaskAwaiter.GetResult() 在 SuperGroup.Core.Start.FileNotFoundHandle.d__1.＀伀() --- 引发异常的上一位置中堆栈跟踪的末尾 --- 在 System.Runtime.ExceptionServices.ExceptionDispatchInfo.Throw() 在 System.Runtime.CompilerServices.TaskAwaiter.HandleNonSuccessAndDebuggerNotification(Task task) 在 System.Runtime.CompilerServices.TaskAwaiter.GetResult() 在 SuperGroup.Core.Bootstrapper.d__18.＀ꠀ()